Thiếu máu tức là máu có lượng hồng cầu thấp hơn mức bình thường. Bệnh thiếu máu hay hội chứng thiếu máu là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây suy kiệt và dẫn đến tử vong. Các biểu hiện của thiếu máu bạn cần lưu ý như:
- Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, thở gấp và khó thở khi gắng sức hoặc các vấn đề về tim mạch kéo dài như suy tim mạn.
- Suy nhược nghiêm trọng. Đây là tình trạng bị thiếu máu kéo dài khiến da xanh nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi, giảm năng lượng, có thể đột ngột ngất xỉu.
- Thiếu máu não. Thiếu máu khiến hoạt động cung cấp oxy cho hoạt động các cơ quan quan trọng trong đó có não không còn hiệu quả, gây chóng mặt, buồn ngủ, ù tai, hoa mắt, kém tập trung, giảm trí nhớ, khả năng tư duy và năng suất lao động.
- Rối loạn tri giác, đe dọa tính mạng. Trường hợp này xảy ra khi người bệnh bị thiếu hoặc mất lượng máu quá lớn cấp tính mà không thể kịp thời bù đắp được.
- Với thai phụ, tình trạng thiếu máu trong thai kỳ có thể dẫn đến sinh non, chậm tăng trưởng trong tử cung, thậm chí sảy thai. Thiếu máu sau thai kỳ còn gây băng huyết sau sinh, giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng nguy cơ tử vong mẹ và con.
- Ở trẻ em thiếu máu gây biếng ăn, chậm tăng cân, học lực sa sút…
Người bị thiếu máu cần nắm các triệu chứng thiếu máu để kịp thời thăm khám, điều trị. Bên cạnh biện pháp điều trị, người mắc bệnh thiếu máu cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Dưới đây là nhóm những thực phẩm dành cho người thiếu máu.
Thịt đỏ
Thịt đỏ là loại thực phẩm dành cho người thiếu máu được dùng phổ biến. Đa phần các loại thịt (đặc biệt là thịt đỏ) đều chứa lượng lớn sắt heme. Phức hợp sắt heme dễ dàng được cơ thể hấp thụ.
Một số loại thịt đỏ mà bạn có thể đưa vào khẩu phần bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt dê… Lượng sắt trong thịt đỏ thúc đẩy quá trình sản sinh ra hồng cầu, hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu. Dùng thịt đỏ cùng với các thực phẩm chứa sắt nonheme, ví dụ như rau lá xanh, trái cây giàu vitamin C làm gia tăng khả năng hấp thu sắt. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, vì thực phẩm này chứa nhiều cholesterol.
Củ cải đường
Củ cải đường là lựa chọn phù hợp nếu bạn chưa biết thiếu máu nên ăn gì để bổ máu. Hàm lượng sắt cao có trong củ cải đường góp phần kích hoạt cũng như sửa chữa những tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu được kích hoạt, lượng oxy cung cấp cho những bộ phận trong cơ thể cũng gia tăng.
Cải bó xôi
Cải bó xôi là thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Cải bó xôi có chứa nhiều vitamin A, B9, C, E, beta-carotene, canxi, sắt, chất xơ… Mỗi người có thể ăn cải bó xôi thường xuyên để bổ sung thêm sắt cho cơ thể.
Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng là thực phẩm chứa protein và nguồn khoáng chất sắt dồi dào, phù hợp với người bị thiếu máu. Bạn có thể chọn sử dụng đậu phộng rang nếu không thích hương vị của bơ đậu phộng.
Trứng
Trứng là thực phẩm phù hợp để lựa chọn khi bạn đang thắc mắc bị thiếu máu nên ăn gì. Trứng có chứa protein, sắt và nhiều chất chống oxy hóa hữu ích. Người bị thiếu máu có thể ăn một quả trứng/ngày để góp phần cải thiện triệu chứng.
Ngoài ra còn thiếu máu trong bệnh cảnh mất nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt, rối loạn hấp thu của ruột non, chảy máu từ cơ quan bên trong cơ thể.
Cà chua
Cà chua cũng là thực phẩm tốt cho người thiếu máu. Cà chua dù chứa lượng chất sắt không nhiều nhưng lại có hàm lượng vitamin C dồi dào. Lượng vitamin C này giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
Lựu
Lựu có chứa sắt và lượng vitamin C dồi dào. Ăn lựu giúp cải thiện lưu lượng máu, góp phần hỗ trợ điều trị triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi…
Các loại cá
Đa phần những loại cá đều chứa sắt, có ích cho người bị thiếu máu. Một số loại cá chứa hàm lượng khoáng chất sắt tốt điển hình bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá rô… Cá hồi/cá ngừ đóng hộp cũng có chứa sắt.
Rau lá xanh đậm
Rau lá xanh, đặc biệt là những loại rau màu xanh đậm mang đến hàm lượng sắt nonheme có ích, gồm: bông cải xanh, cải xoăn, cải rổ, rau ngót, rau đay… Một số loại rau lá xanh như cải rổ cũng có chứa axit folic trong thành phần. Các loại rau xanh có nhiều sắt, ví dụ như cải xoăn cũng chứa oxalat. Đây là chất có khả năng liên kết với sắt, cản trở sự hấp thu sắt nonheme. Dù rau xanh hữu ích với người bị thiếu máu nhưng người bệnh đừng chỉ phụ thuộc vào loại thực phẩm này.
Trái cây, rau củ giàu vitamin C
Đu đủ, xoài, cam, dâu tây, khoai lang, ớt chuông… là các loại trái cây, rau củ dồi dào vitamin C. Bạn có thể thêm những loại thực phẩm này vào khẩu phần khi băn khoăn chưa biết thiếu máu nên ăn gì. Dung nạp hàm lượng vitamin C tự nhiên giúp cơ thể hấp thu, lưu giữ sắt tốt hơn. Từ đó quá trình chuyển hóa các chất được vận chuyển bởi hồng cầu cũng diễn ra dễ dàng hơn.
Các loại hạt
Một số loại hạt như hạt thông, hạt điều, hạt óc chó, hạt hướng dương… cung cấp lượng sắt dồi dào. Hàm lượng axit folic trong một số loại hạt cũng giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Người bị thiếu máu có thể đưa các loại hạt vào khẩu phần để góp phần cải thiện triệu chứng.
Trái cây sấy
Nho khô, mận khô, mơ khô, chà là… cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin hữu ích cho máu. Ví dụ như nho khô mang đến nhiều sắt, kẽm, phốt pho, canxi… Lượng chất chống oxy hóa trong nho khô còn mang đến tác dụng kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Hải sản và động vật có vỏ
Một số loại hải sản cung cấp hàm lượng sắt heme dồi dào. Hải sản có vỏ, ví dụ như hàu, nghêu, sò điệp, cua, tôm… đều chứa nhiều sắt. Một vài loại hải sản cũng có chứa phốt pho, canxi, kẽm, axit folic… hữu ích cho việc tạo máu.