| Hotline: 0983.970.780

Người trồng dưa hấu lại lâm cảnh nợ nần

Thứ Sáu 14/04/2017 , 13:45 (GMT+7)

Hiện nay nông dân trồng dưa hấu các tỉnh Bình Định, Phú Yên đang đối mặt với tình trạng giá dưa rẻ như cho. Đã thế dưa bán không ai mua, giờ họ bỗng chốc lâm cảnh nợ nần.

Dưa rớt giá

Ông Nguyễn Đình Dương, ở khu phố Long An, thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân) cho biết: Tôi trồng 6 sào dưa, bán với giá 2.500 đồng/kg, trừ chi phí xong, lỗ 12 triệu đồng.

10-02-27_img_4502-copy
Nông dân ở khu phố Long An, thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân), thu hoạch dưa hấu

Ông Dương nhẩm tính, trung bình mỗi sào dưa thu 2 tấn quả, đó là thời điểm dưa ra trái non êm trời đậu trái sai, còn cùng trồng dọc sông Kỳ Lộ nhưng có người trồng trước, thời điểm dưa ra trái non trời động, chỉ thu 1,7 tấn/sào.

Trong quá trình trồng chăm sóc, thuê công phun thuốc, tưới nước hết 5,5 triệu đồng/tháng, còn công bắt nhánh (loại bỏ nhánh dưa nhỏ không hiệu quả) là 180.000 đồng/người/ngày. Tính ra chi phí phân thuốc, công cán đã hết 7 triệu đồng/sào.

Còn ông Nguyễn Văn Tường, trồng dưa ở Bi Lỗ Sấu (khu phố Long An) buồn rầu vì vụ dưa năm nay rớt giá, thua lỗ nặng. Ông Tường trồng 30 sào dưa (1,5ha), chỉ tính riêng công gánh dưa, do khu vực trồng cách xa đường cái nên công gánh 600.000 đồng/sào, trong khi đó khu vực trồng gần đường 220.000 đồng/sào.

Thế nhưng gánh nửa chừng thì người gánh dưa bỏ đi vì đường gánh lên giồng xuống dốc, giá mướn lại nhích thêm. Do gánh ngắt quãng nên thu hoạch kéo dài 5 ngày mới xong. “Thuê công gánh tôi mất 18 triệu đồng, sau đó gọi thương lái đến bán, họ rẹn rày hạn mai mãi mà không đến”, ông Tường nói.

Ông Bùi Văn Tấn, trồng dưa ở xã Sơn Hội (huyện Sơn Hòa) giãi bày: "Vụ này tôi thu hoạch 15 tấn dưa. Thời điểm tôi bán dưa 2.500 đồng/kg đó gặp hên, còn nhiều người bán tuần trước chỉ 1.500 đồng/kg".

Người trồng dưa hấu méo mặt lâm cảnh nợ nần
Vụ dưa hấu năm nay, tỉnh Phú Yên trồng hơn 1.500ha tập trung ở các huyện Tây Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân với năng suất bình quân 40 tấn/ha. Th.s Nguyễn Đức Thắng, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Phú Yên cho biết: Ngành nông nghiệp khuyến cáo, người trồng dưa nên cẩn trọng vì dưa hấu phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc. Năm ngoái giá dưa tăng, lãi lớn nên năm nay nhiều người đổ xô trồng dưa, giá dưa rớt xuống thành ra lỗ nặng, vì vậy không nên trồng dưa theo phong trào.

Theo nhiều người trồng dưa, giá dưa hiện nay rất thất thường, cách đây một tháng giá bán 12.000 đồng/kg, thương lái lùng sục mua nhưng không có dưa bán, đùng một cái có tin đồn thị trường Trung Quốc không nhập nữa nên giá dưa rớt thê thảm. Chỉ trong vòng một tuần dưa giá dưa xập xình, lên xuống 5 giá, khi thì 2.000 đồng, lúc thì 2.200 đồng rồi hạ xuống 1.500 đồng, sau đó nhích lên 2.500 đồng/kg…
 

Thương lái chê dưa

Giá dưa hạ, thương lái thường tìm cách chê dưa. Cũng vụ dưa này, thời điểm giá cao thì thương lái mua sa cạ, trái dưa méo mó cũng lấy. Còn nay dưa hạ, trái dưa nặng 3kg trở lên nhưng bị sâu cạp sơ, tức là có vệt màu trắng bằng ngón tay trên vỏ dưa thì thương lái cũng bỏ ra.

Đứng cạnh đống dưa vừa bị thương lại dạt (lựa) bỏ ra, ông Trương Văn Tính, ở xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa) ngậm ngùi: “Ban ngày nắng nóng hái dưa bị xốp ruột, thương lái chê nên tối qua tôi thức đêm hái dưa rồi thuê công gánh ra cạnh đường chất đống.

Thấy đống dưa to tôi mừng, sáng gọi thương lái đến họ dùng tay trỏ búng mạnh, trái nào kêu boong boong, trọng lượng 3kg trở lên thì lấy, còn trái nào kêu bộp bộp thì họ cho là dưa xốp ruột chở đi xa bị hư nên bỏ qua một bên".

Đống dưa ông Tính hái ước chừng trên 7 tấn nhưng thương lái “dạt” bỏ lại 2 tấn, còn 5 tấn cân đo đong đếm rồi chốt mua với giá 2.500 đồng/kg.

Cạnh đó ông Nguyễn Văn Trang, một người ở Bình Định đến xã Hòa Mỹ Tây thuê đất trồng dưa cũng buồn nẫu ruột, nói: “Có thương lái đến hỏi mua dưa “ăn” đường xa, chở qua Trung Quốc bán. Họ phân ra 2 loại: loại 1, dưa “đúng tuổi” đạt 4 kg/trái trở lên mua với giá 3.000 đồng; loại 2, dưa 3kg/trái, giá mua 2.500 đồng. Dưa rẻ lại còn bị thương lái chê khen, bớt rứt. Số dưa “sạt” lần 2 còn lại bán không ai mua, tôi kêu chủ đất đến cho không".

10-02-27_img_4501
Dưa hấu chất đống ngoài ruộng không ai mua

Ròng rã gần 3 tháng trời, vợ chồng ông cất chòi “ăn ngủ” với dưa, cuối vụ thương lái lựa dưa mua, ông bán đổ bán tháo lỗ mất gần 40 triệu đồng. Tiền đầu tư phải vay mượn họ hàng, trồng dưa đến cuối vụ còn gánh thêm nợ nần. Đúng là khốn khổ vì dưa.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm