| Hotline: 0983.970.780

Nguồn nhân lực cho đồng bằng sông Cửu Long: Thúc đẩy đội ngũ marketing

Chủ Nhật 17/07/2022 , 10:43 (GMT+7)

Nguồn nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long đang vắng bóng đội ngũ marketing cho nông sản, đó là thiệt thòi với cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Đại học Cửu Long triển khai đào tạo cử nhân marketing cho nông sản.

Đại học Cửu Long triển khai đào tạo cử nhân marketing cho nông sản.

Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn sản vật phong phú, từ trái cây đến thủy sản. Thế nhưng, đồng bằng sông Cửu Long vẫn phải đối mặt với hệ lụy “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Nguyên nhân chính là đồng bằng sông Cửu Long chưa có đội ngũ nhân lực làm công tác xây dựng thương hiệu.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long, nhấn mạnh: “Đồng bằng sông Cửu Long đang cần những người làm marketing chuyên nghiệp để nâng cao giá trị thành quả lao động và sáng tạo của miền sông nước”.

Đã từng nhiều năm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Marketing TP.HCM trước khi đảm nhận vị trí mới gắn bó với đào tạo nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lương Minh Cừ cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều không chú ý đến công tác tiếp thị, riêng khu vực miền Tây Nam bộ thì lại hoàn toàn chưa được trợ lực marketing.

Ví dụ mà Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lương Minh Cừ nêu ra là trái cây đồng bằng sông Cửu Long rất ngon, không hề thua kém trái cây nhập khẩu từ Thái Lan hoặc Hàn Quốc. Thế nhưng, trái cây đồng bằng sông Cửu Long lại không có thương hiệu. Ngoài sầu riêng Ri6 thì gần như chẳng có trái cây nào được người tiêu dùng nhận diện thương hiệu một cách mạch lạc.

Những trái cây thuộc hàng đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long như vú sữa Vĩnh Kim của Tiền Giang, xoài Cao Lãnh của Đồng Tháp hoặc khóm Cầu Đúc của Hậu Giang, nếu “nhúng” qua kỹ nghệ marketing thì góp phần nâng cao thu nhập cho người làm vườn và tô đậm thêm niềm tự hào cho dân bản địa.

Theo phân tích của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lương Minh Cừ, marketing là một nghề chuyên nghiệp, đòi hỏi nhân lực chuyên nghiệp, chứ không thể để nông dân tự làm theo kiểu chắp vá và may rủi. Marketing cho nông sản đồng bằng sông Cửu Long thì càng phải có đội ngũ thành thục và thấu hiểu bản sắc nông nghiệp miệt vườn.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lương Minh Cừ.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lương Minh Cừ.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lương Minh Cừ thổ lộ: “Tôi đã từng làm việc với lãnh đạo một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ai cũng muốn làm thương hiệu nông sản nhưng không có chiến lược cụ thể nào. Tôi cho rằng, đồng bằng sông Cửu Long cần ít nhất 100 cử nhân marketing để thúc đẩy tiếp thị nông sản, từ chỉ dẫn địa lý, thiết kế bao bì cho đến cam kết chất lượng, nhận diện hình ảnh lẫn bảo vệ bản quyền, xử lý truyền thông. Trong thời đại thông tin, không còn khái niệm "hữu xạ tự nhiên hương" nữa”.

Vậy thì tìm đâu ra nhân lực làm tiếp thị nông sản cho đồng bằng sông Cửu Long? Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lương Minh Cừ đề nghị: “Nếu các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long chưa thể thành lập khoa marketing, thì nên mạnh dạn liên kết đào tạo ngành này với những trường đại học có bề dày của Hà Nội hoặc TP.HCM.

Tôi tin rằng, nhân lực marketing nông sản nên chú trọng đào tạo văn bằng 2. Vì sao? Vì những người đã từng học qua ngành nông nghiệp hoặc thủy sản, khi học thêm về marketing sẽ phát huy được thế mạnh riêng để triển khai tiếp thị nông sản hiệu quả hơn”.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất