| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ thiếu hụt phân bón NPK nhập khẩu cho vụ Đông Xuân

Thứ Ba 14/09/2021 , 11:35 (GMT+7)

Nhà nông nên có những lựa chọn, phương án thích hợp chuẩn bị lượng phân bón NPK nhập khẩu để chăm bón cho vụ Đông Xuân sắp tới trước nguy cơ thiếu hụt.

Nguy cơ thiếu hụt phân bón NPK nhập khẩu cho vụ Đông Xuân là rất cao. Ảnh: Phan Hoàng Nam.

Nguy cơ thiếu hụt phân bón NPK nhập khẩu cho vụ Đông Xuân là rất cao. Ảnh: Phan Hoàng Nam.

Trước nguy cơ thiếu hụt phân bón NPK nhập khẩu cho vụ Đông Xuân, ông  Ngô Vinh Tân, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Garsoni Việt Nam cho biết bà con nông dân nên có những lựa chọn phương án thích hợp để chuẩn bị lượng NPK nhập khẩu cung ứng cho vụ Đông Xuân sắp tới

Theo ông  Ngô Vinh Tân, phân bón là một trong những nhu cầu thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản và còn làm ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất. Do vậy, trong thời gian tới, thị trường phân bón Việt Nam sẽ cần một lượng lớn phân bón NPK để chuẩn bị cho vụ Đông Xuân .

Trong khi đó, hiện tại lượng phân bón NPK nhập khẩu nguyên bao rất khan hiếm. Nguyên nhân chính là do giá nguyên vật liệu thế giới tăng mạnh, giá cước vận chuyển tăng gấp đôi, cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài làm chí phí sản xuất 7 tháng đầu năm tăng rất cao.

Ví như lưu huỳnh đã tăng lên tới 170%, Ammoniac tăng 100%, DAP và Kali đều tăng trên 100% đã khiến giá phân bón tăng mạnh . Cùng với đó là khó khăn trong  vận chuyển xuất nhập khẩu như: thiếu container dẫn đến việc vận chuyển chậm và chi phí vận chuyển tăng cao. Đặc biệt, những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 dẫn đến quá trình nhập khẩu phân bón NPK bị đứt gãy, gián đoạn, trì trệ.

Đối mặt với các khó khăn của ngành phân bón NPK nhập khẩu, một số nhà sản xuất và nhập khẩu thậm chí dừng bán hàng để theo dõi động thái thị trường hoặc chỉ bán nguyên liệu tồn kho để chốt lợi nhuận.

Còn về khách hàng, đại lý, một số nhóm khách hàng nhập hàng hóa  trữ kho để đảm bảo lượng hàng hóa cung ứng đầy đủ cho vụ Đông Xuân. Một số khác lại lựa chọn theo dõi tình hình biến động giá cả phân bón và nhập theo thời điểm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giá phân bón đang tăng này, Garsoni là nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới (TOP 4 công ty phân bón lớn nhất thế giới với công nghệ tháp cao) vẫn không tăng gía bán nhằm đồng hành cùng với bà con nông dân nhất là trong bối cảnh Covid-19 đang hoành hành.

Phân bón NPK Garsoni nhập khẩu nguyên bao gíup lúa và các loại cây trồng cho năng suất cao, chất lượng vượt trội. Ảnh: Phan Hoàng Nam.

Phân bón NPK Garsoni nhập khẩu nguyên bao gíup lúa và các loại cây trồng cho năng suất cao, chất lượng vượt trội. Ảnh: Phan Hoàng Nam.

Dự báo, trong thời gian sắp tới, các nước trên thế giới và Việt Nam vẫn đang cố gắng kiểm soát đại dịch Covid-19 để khơi thông vận chuyển  hàng hóa, nguồn lao động. Nhờ có Vắc-xin phòng chống covid-19 một số nước trên thế giới đã khống chế, kiểm soát  được dịch và bắt đầu thúc đẩy, tăng cường sản xuất nông nghiệp.

Chính vì thế nhu cầu sử dụng phân bón NPK sẽ  tăng cao trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, nguồn nhập khẩu phân bón NPK từ Nga, Châu Âu, Trung Quốc về Việt Nam chiếm tỷ trong cao so với các nước khác.

Nếu Trung Quốc tăng thuế và hạn chế xuất khẩu (trong thời gian qua Trung Quốc bằng rất nhiều hình thức đã hạn chế xuất khẩu) sẽ dẫn đến tình hình thiếu nguyên liệu đầu vào NPK nhập khẩu trên thị trường. Chính vì thế, nhà nông nên có phương án thích hợp để chuẩn bị lượng phân bón NPK nhập khẩu cho vụ Đông Xuân sắp tới là rất cần thiết!

Xem thêm
Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Các mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi cần được hưởng mức thuế chung 1%

Cục Chăn nuôi vừa có công văn gửi Tổng cục Hải quan, đề xuất, kiến nghị áp dụng thuế suất chung 1% với mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.

Bình luận mới nhất