Hiện nay, cây cà phê có diện tích khá lớn thuộc các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lắc, Gia Lai và Kon Tum. Đây là những tỉnh có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng rất phù hợp cho canh tác cà phê và những cây công nghiệp khác.
Nhưng trên diện tích đất đỏ bazan này, có một số diện tích lại gây trở ngại cho cà phê nói riêng và các cây trồng khác nếu khai thác không tốt. Đó là một số diện tích nằm trong các dự án khai thác nguồn quặng khổng lồ có trữ lượng quặng tinh hơn 3,4 tỉ tấn đang nằm im dưới lòng đất Tây Nguyên để phát triển kinh tế, đánh thức tiềm năng của vùng đất này.
Khai thác quặng Boxit chế biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, đồng thời phát thải một lượng khí thải nhà kính và bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê gớm.
GS Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP. HCM cảnh báo: Nguồn nước của Tây Nguyên những năm gần đây sụt giảm nghiêm trọng, nếu trưng dụng nguồn nước cho khai thác Boxit, chắc chắn Tây Nguyên sẽ chết vì thiếu nước.
Nếu khai thác Boxit, sẽ gây thiếu nước ngày càng nghiêm trọng cho Tây Nguyên, đặc biệt là mùa khô, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng chủ lực nơi đây là cà phê.
Tại các diện tích đất sau khai thác Boxit, ít nhiều vẫn để lại tồn dư nhất định lượng Boxit trong đất trồng. Chính vì vậy, khi canh tác cà phê nông dân hay gặp hiện tượng thối rễ vàng lá. Nông dân cho là bệnh hại nên mua thuốc phòng trừ, vừa tốn tiền mà bệnh thối rễ vàng lá cà phê vẫn xảy ra gây mất mùa cho bà con.
Chúng tôi xin giải thích hiện tượng và nguyên nhân cơ bản như sau:
Quặng Boxit hay còn gọi là quặng nhôm, có công thức chính bao gồm: Al2O3.nH2O (thường lẫn SiO2, Fe2O3 và một số tạp chất khác). Trong đó, hàm lượng nhôm (Al) chiếm tối đa 65,4%. Do đó, những tồn dư còn lại trong đất sẽ gây hại cho rễ cây cà phê và những cây trồng khác canh tác trên diện tích đất này.
Khi Boxit tồn tại trong đất, nếu gặp nước mưa (mưa a-xít vẫn xuất hiện những năm gần đây), hay trong dung dịch đất bị chua hóa do bón nhiều phân hóa học và quá trình trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ cây của đất làm cho pH đất giảm xuống, lúc đó Boxit sẽ bị phân hủy và giải phóng ra nhiều Al+3. Đây chính là một độc tố gây hại rễ cà phê khiến cây vàng lá, sinh trưởng kém và chết.
Đồng thời, trong quặng Boxit vẫn còn Fe203 sẽ giải phóng ra Fe++ cũng là một loại độc tố cho rễ cây khi quá liều. Fe203 trong quặng Boxit giải phóng Fe+. Lượng Fe có nhiều trong đất đỏ bazan và pH thấp (pH đất < 5,0). Đây chính là các nguyên nhân làm thối rễ.
Như vậy, việc khai thác Boxit ở Tây Nguyên ngoài những tác hại về môi trường, Boxit sẽ làm thối rễ vàng lá cà phê nói riêng và cây trồng khác nói chung nếu canh tác trên đất có Boxit. Để khắc phục hiện tượng này, bà con ngoài bón Phân Đầu Trâu chuyên dùng cho cà phê của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, cần bón thêm bột Dolomit hay các loại phân lân nội địa khi canh tác.