| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ vỡ đập Khe Xanh!

Thứ Năm 09/08/2012 , 09:55 (GMT+7)

Nếu đập vỡ, toàn bộ người và tài sản của cả hai xóm 3C, 3A và cả hệ thống kênh chính cấp nước Sông Rác thuộc xã Kỳ Phong, Kỳ Anh, Hà Tĩnh sẽ bị lũ cuốn trôi. Đó là lời khẳng định của người dân sống dưới vùng hạ lưu đập Khe Xanh cũng như ý kiến của các chuyên gia thủy lợi.

Nếu đập vỡ, toàn bộ người và tài sản của cả hai xóm 3C, 3A và cả hệ thống kênh chính cấp nước Sông Rác thuộc xã Kỳ Phong, Kỳ Anh, Hà Tĩnh sẽ bị lũ cuốn trôi. Đó là lời khẳng định của người dân sống dưới vùng hạ lưu đập Khe Xanh cũng như ý kiến của các chuyên gia thủy lợi ở Hà Tĩnh.

Đập nước 50 năm không được nâng cấp

Đập Khe Xanh thuộc địa phận xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh, có từ những năm 60, thân đập đắp bằng đất với chiều dài 1.500m, cao trình 24m, tổng sức chứa đạt gần 1 triệu m3 nước phục vụ tưới tiêu cho gần 100ha đất SX nông nghiệp và nước sinh hoạt của cả xã.

Kể từ ngày làm đập đến nay đã gần 50 năm trôi qua, đập không hề được nâng cấp, sửa chữa bởi công trình này do xã quản lý nên chỉ có biết khai thác, tận thu đến cùng. Trong vài năm lại đây người dân ngỡ ngàng trước sự tiêu hao nước ở lòng hồ nhanh đến mức không tưởng nổi, bởi mỗi đợt mưa hồ tích nước đầy ắp, nhưng chỉ sau mấy ngày nước lòng hồ bỗng dưng tụt xuống trông thấy làm cho cả xã hoang mang.


Hồ chứa nước Khe Xanh tiềm ẩn tai họa

Thực hiện Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 28/6/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn, tháng 5/2012 UBND xã Kỳ Phong đã trực tiếp bàn giao công trình đập nước Khe Xanh cho Cty TNHH MTV Thủy lợi Sông Rác quản lý. Sau khi tiếp nhận, Cty Sông Rác đã tổ chức lực lượng phát quang cây cối bụi rậm phía hạ lưu đập thì phát hiện hàng chục lỗ mối nước chảy ầm ầm từ lòng hồ thấm qua, nhiều chỗ nước chảy thành dòng như khe suối nhỏ, ai nấy hốt hoảng nguy cơ vỡ đập đến nơi.

Các chuyên gia thủy lợi cảnh báo, nếu không được giải cứu kịp thời, mưa lũ ập đến, nước trong lòng hồ dâng cao, đập sẽ vỡ, nếu đập vỡ sự cố khôn lường sẽ xảy ra thiệt hại chưa biết đến mức nào.

Triệu khối nước treo trên đầu

Bà Phan Thị Linh ở thôn Bắc Phong, xã Kỳ Phong lo lắng kể lại: Từ những năm 60, thời đó bà đang tuổi thanh niên tham gia phong trào đoàn, cùng nhau gánh từng ky đất trên rú cao xuống đắp đập làm nên hồ Nước Xanh để có nước tưới tiêu cho ruộng đồng. Thế nhưng, nhiều năm gần đây, cũng chính đập nước Khe Xanh này lại làm cho hàng trăm hộ dân sống dưới vùng hạ du như bà luôn lo âu thấp thỏm.

Chúng tôi lên đỉnh đập rồi tụt xuống mái hạ lưu cách đỉnh đập khoảng 12m. Thật không thể tin nổi, trước mắt chúng tôi xuất hiện hàng chục dòng chảy, có những lỗ đo được cả gang tay, nước chảy ầm ầm thành dòng với lưu lượng lớn. Chúng tôi thử bước chân để đo chiều dài thân đập bị thấm đến gần 50 mét kéo dài tới tận cống lấy nước, nhiều chỗ đã bắt đầu biểu hiện sụt lún. Phía dưới chân đập, nước chảy triền miên, biến nhiều diện tích trang trại của người dân thành bãi lầy. Mặc dù mực nước trong hồ hiện đã xuống thấp, song dòng thấm vẫn chảy liên hồi.

Ông Trần Quốc Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Tĩnh nói:

"Nguy cơ mất an toàn của đập Khe Xanh hiện rất cao. Ngay bây giờ, Cty Thủy lợi Sông Rác cần tiếp tục phát dọn sạch cây cối mái thượng và hạ lưu đập để tiện cho việc theo dõi, quan trắc các vùng thấm nhằm kịp thời báo cáo mọi diễn biến cho UBND tỉnh, BCH PCLB tỉnh, Sở NN-PTNT và BCH PCLB huyện Kỳ Anh; phối hợp với huyện và xã kịp thời có phương án di dời dân đến nơi an toàn".

Ông Trần Văn Phụ - Chủ tịch UBND xã Kỳ Phong cho biết, trước khi bàn giao cho Cty thủy lợi Sông Rác, công trình được giao cho Ban Nông nghiệp xã quản lý, vận hành nhưng chỉ là mở nước tưới thôi. Chính quyền không có kinh phí tu sửa trong khi xã cũng "kêu" khản cổ rồi nhưng sự việc vẫn nằm trong quên lãng. Năm 2010, Ban A huyện Kỳ Anh có đầu tư trên trăm triệu đồng nhằm tu sửa cầu công tác, cống lấy nước và mái đập, nhưng không thấm vào đâu so với sự xuống cấp của công trình.

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Cty TNHH MTV Thủy lợi Sông Rác cho hay, đập Nước Xanh được xây dựng khá lâu nhưng cả đập đất (dài gần 1.500m) và tràn (dài hơn 200m) đều chưa được kiên cố hóa, cộng với không được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức nên công trình xuống cấp trầm trọng.

 Nói về giải pháp xử lý trước mắt, ông Sơn cho là cần đào hào dọc chân mái hạ lưu để đắp sét lên, sau đó lót vải địa kỹ thuật chống thấm và ghép đá hộc lên nhằm hạn chế hiện tượng rò nước, tránh nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa bão năm nay. Về lâu dài, công trình phải được nâng cấp, sửa chữa lớn bằng việc khoan phụt vữa bê tông chống thấm, đổ bê tông mái thượng lưu đập, tràn xả lũ và cống lấy nước…

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm