| Hotline: 0983.970.780

Nhà thơ Lương Minh Cừ đi giữa mùa hoa tam giác mạch

Thứ Sáu 26/01/2024 , 11:37 (GMT+7)

Nhà thơ Lương Minh Cừ và tập thơ ‘Anh đi giữa mùa hoa tam giác mạch’ là chủ đề cuộc tọa đàm văn học vừa tổ chức tại Trường Đại học Cửu Long.

Nhà thơ, Phó giáo sư, Tiến sĩ Lương Minh Cừ.

Nhà thơ, Phó giáo sư, Tiến sĩ Lương Minh Cừ.

Nhà thơ Lương Minh Cừ từng một thời ra trận cùng thế hệ chúng tôi, cùng là những người cầm súng làm nên hòa bình và trở về giảng đường viết tiếp những giấc mơ dang dở bởi khói bụi chiến tranh. Bây giờ, nhà thơ Lương Minh Cừ là Phó Giáo sư, Tiến sĩ đảm đương vị trí Hiệu trưởng của Trường Đại học Cửu Long.

Trong những năm tháng đầy thử thách cam go, dù bước chân lội khắp núi rừng bưng biền, bàn tay cầm súng nhưng người chiến sĩ giải phóng Lương Minh Cừ đã có lúc cầm lấy cây viết chép vào mảnh đời chiến tranh những vần thơ máu lửa. Sau thời chiến trận đến thời hòa bình, dù bận vun đắp cho sự nghiệp khoa học trồng người nhưng nhà giáo Lương Minh Cừ vẫn có khoảng trời riêng trên khu vườn thơ của anh đến tận bây giờ.

Tôi biết nhà giáo Lương Minh Cừ lâu rồi nhưng biết nhà thơ Lương Minh Cừ mới đây thôi. Và tôi đọc tập thơ “Anh đi giữa mùa hoa tam giác mạch” cũng rất gần đây. Tôi đọc và đã thấy khoảng trời riêng trên cánh đồng thơ anh còn lưu lại một phần những năm tháng chiến tranh, những trận đánh, những hy sinh mất mát của thời chiến trận. Anh đã lưu giữ trên những trang thơ với bầu trời kỷ niệm ở một vị trí trân trọng trong thơ và một phần còn lại trong “Anh đi qua mùa hoa tam giác mạch” cho thế hệ hôm nay.

Trong “Anh đi giữa mùa hoa tam giác mạch” phải nói đến bài thơ đầu tiên “Bình minh nơi tiền duyên” cái hồi ức sau trận đánh hôm nao được anh giữ lại trên trang viết: “Tiếng chim gù và đứt quãng nơi đây/ Đan những âm thanh vào màu đất đỏ/ Như xa lắm và thoáng qua rất nhỏ/ Nhưng dội lai gần nòng súng sáng rực lên”

Đến với bài thơ “Xem hình em giữa trận chống càn”, ta thấy: “Tấm hình em anh mang suốt chiều dài chiến dịch/ Những trận đánh đồn những lần truy kích” và “Giữa trận tuyến còn mong ngày gặp lại/ Ở chiến trường vời vợi dáng hình em”.

Phải nói là gan thật, giữa trận chống càn chờ địch tới trước khi nổ súng còn mở ảnh bạn gái ra xem. Phải chăng lúc này có em bên cạnh người cầm súng càng tăng thêm sức mạnh chiến đấu và càng có niềm tin trở lại khi em vẫn trong trái tim mình. Lãng mạn chứ và may mắn trở về là sự thật.

Sự đen tối chật chội của đêm trước chiến tranh phải lùi về quá khứ và khi thành phố lên đèn những thao thức bừng lên nơi cuộc sống mới trong bài “Hạnh phúc tháng năm” xao xuyến: “Các anh đi chưa tính độ trăng tròn/ Lên dốc suối reo xuống đèo chim hót/ Đêm ngủ võng nằm nghiêng, nỗi nhớ quê da diết/ Về thành phố lên đèn, thành phố thức đêm đêm”.

Người lính sau ngày 30/4/1975 đã đưa rừng về phố, đưa những đêm đèn trăng sao nhập vào những đêm đèn đô thị. Và ngay lúc ấy anh nhớ về đồng đội mình nằm lại đất Trung An khi không còn bao lâu nữa tới ngày thống nhất non sông: “Mùa khô năm ấy bạn không về nữa/ Đất Trung An đạn xới bom cày/ Đội đặc công chống hàng ngàn tên địch/ Bạn hy sinh cho Tổ quốc muôn đời”.

Hình như trong cuộc đời người chiến sĩ, những kỷ niệm chiến trường không bao giờ quên được, nhất là đồng đội nơi chiến trận đã hy sinh nằm lại, cho nên hình ảnh người chiến sĩ luôn là đề tài mà người cầm súng và người cầm cầm bút không thể nào quên được và đã viết rất cảm động.

Khi hòa bình thì có hàng ngàn chị em thanh niên xung phong lên đường xây dựng kinh tế mới. Tình thương mến của những người anh đi trước cùng các em gái thời sau chiến tranh với những động viên khích lệ trên mặt trận kinh tế mới trong bài “Gửi em cô sinh viên trên vùng kinh tế mới” những vần thơ động viên khích lệ tâm tình: “Mai mốt rồi em sẽ trở về trường/ Với trang sách và phòng thí nghiệm/ Luận án của em sẽ càng sinh động/ Bởi có những ngày em dãi nắng dầm mưa”.

Tập thơ 'Anh đi giữa mùa hoa tam giác mạch' được trao Tặng thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM.

Tập thơ "Anh đi giữa mùa hoa tam giác mạch" được trao Tặng thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM.

Phần viết về đồng đội đồng chí và cuộc chiến tranh, nhà thơ Lương Minh Cừ đã thể hiện bằng tất cả tâm tình gan ruột của mình một thời đi theo tiếng gọi đất nước liền một dải. Phần còn lại trong tập thơ “Anh đi giữa mùa hoa tam giác mạch” là sự chuyển mình phát triển của cuộc sống hôm nay

Nhà thơ Lương Minh Cừ đã cho ta gặp lúa mùa thay áo, Núi Đôi tròn lộng lẫy, hư ảo, vô tư, bụi trần… quả là xao xuyến mà bâng khuâng trên những dòng thơ: “Hóa thân thành lộng lẫy Núi Đôi/ Những ruộng bậc thang, lúa hai mùa thay áo/ Giữa trần thế không hề hư ảo/ Núi vô tư vẫn không dứt bụi trần”.

Cũng từ Núi Đôi tới Cổng Trời, Lương Minh Cừ đã đưa ta đến giữa mùa tam gác mạch khi “Mây ngũ sắc che ngang trời Mèo Vạc/ Lũng Cốc pài hoa như bướm bay theo”. Để rồi thấy phiên chợ huyện níu chân người cõng núi một hình ảnh đẹp  trên lưng người phụ nữ vùng cao có những gùi hoa: “Anh đi giữa mùa hoa tam giác mạch/ Những thiếu nữ Lô Lô rực rỡ sắc màu/ Phiên chợ huyện níu chân người cõng núi/ Giữ tim người về với đất vùng cao”.

Tập thơ “Anh đi giữa mùa hoa tam giác mạch” của nhà thơ Lương Minh Cừ anh đã gieo những hạt thơ đẹp. Tác giả dẫn ta về bới những kỷ niệm không bao giờ quên, rồi đưa ta đến với biên cương, hải đảo xa xôi và những khung trời ngập tràn cảm xúc “Mái chùa cong đến bao giờ/ Nét vàng son vẫn không mờ nhạt phai”.

Xem thêm
Thông tin mới chuyên án tiếp viên hàng không xách ma túy từ Pháp về

Công an TPHCM tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, mở rộng chuyên án; lần theo dòng chảy ma túy để khui từng vỏ bọc của các 'ông trùm' ma túy.

Nadal lên sẵn kịch bản giải nghệ

Tay vợt người Tây Ban Nha cho biết có tinh thần thoải mái sẵn sàng thi đấu Davis Cup 2024 trên sân nhà cũng như việc sẽ giải nghệ ở đây.

VFF phạt nặng Nguyễn Xuân Nam và Vũ Văn Sơn

Ban kỷ luật VFF đã chính thức đưa ra án phạt. Theo đó, cả Nguyễn Xuân Nam và Vũ Văn Sơn đều bị phạt 20 triệu đồng và treo giò 4 trận

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.