Nhà văn nữ Niê Thanh Mai năm nay 41 tuổi, đang giữ cương vị Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắc Lắc. Nhà văn nữ Niê Thanh Mai được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 tại đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh Đắc Lắc, bao gồm các đơn vị Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn, Ea Súp và Cư Mgar.
Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Tây Nguyên, nhà văn nữ Niê Thanh Mai từng dạy học tại Trường THPT Dân tộc Nội trú Nơ Trang Lơng trước khi chuyển về công tác ở Sở Giáo dục Đào tạo Đắc Lắc. Nhà văn nữ Niê Thanh Mai là một trong những cây bút dân tộc thiểu số được bạn đọc yêu mến trong vài năm gần đây.
Nhà văn nữ Niê Thanh Mai chia sẻ về việc ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 15: “Tôi không chỉ đại diện cho tầng lớp văn nghệ sĩ, những người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa mà còn là người đại diện cho cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số”. Vì vậy, trong chương trình hành động của mình, nhà văn nữ Niê Thanh Mai dành nhiều sự quan tâm đến chính sách đối với người có công, người nghèo, trẻ em, người già, người khuyết tật, người lao động có thu nhập thấp, nhất là lao động nữ. Đặc biệt, nếu trúng cử, nhà văn nữ Niê Thanh Mai sẽ xây dựng các đề án, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Với tư cách Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa 15, nhà văn nữ Niê Thanh Mai nhấn mạnh: “Tôi sẽ tham gia tích cực trong việc đề xuất các chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi của phụ nữ nói chung, phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng. Với mong muốn để phụ nữ được tiếp cận gần hơn, có nhiều cơ hội thụ hưởng bình đẳng các nguồn lực và thành quả của sự phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy bình đẳng nam nữ, đảm bảo việc thực hiện quyền của trẻ em; phòng - chống bạo lực gia đình”.
Nhà văn nữ Niê Thanh Mai đã xuất bản các tác phẩm “Suối của rừng” (2005) ”Về bên kia núi” (2007) ”Ngày mai sáng rỡ” (2010)… Mới đây, tập truyện ngắn “Phía nào sương thôi rơi” của Niê Thanh Mai do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành, đã được độc giả chào đón nồng nghiệt.
Trong lịch sử Quốc hội Việt Nam, ngoài nhà thơ Nguyễn Đình Thi là Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên, còn có nhiều tác giả khác được bầu vào cơ quan lập pháp của nước ta như nhà văn Phan Tứ, nhà thơ Chế Lan Viên, nhà văn Nguyễn Khải, nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Lệ Thu…