| Hotline: 0983.970.780

Nhà vườn cao su khai thác mủ xuyên năm

Thứ Ba 07/02/2017 , 13:10 (GMT+7)

Giá mủ cao su bật tăng từ quí 4/2016 đến nay cộng với thời tiết bất thuận năm nay, khiến nhiều nhà vườn tranh thủ cạo mủ xuyên năm ngay vào những ngày tết...

Tại một số nơi trồng cao su ở hai tỉnh Bình Dương, Bình Phước, do thời tiết bất thuận, những ngày cận tết ở các tỉnh phía Nam vẫn có mưa, khiến quá trình thay lá của cây cao su diễn ra chậm hơn so mọi năm, cộng thêm giá bán mủ ở mức cao nên việc khai thác mủ có nơi kéo dài theo.


Nhà vườn tranh thủ ra vườn cạo mủ cao su trong ngày tết và phải cạo phía trên cao mới cho mủ nhiều do vườn cây già
 

Thế nên, ngay cả trong những ngày nghỉ Tết, một số nhà vườn không chỉ vui tươi ăn tết ban ngày, nhưng đến rạng sáng hôm sau vẫn tranh thủ “ôm đèn” ra vườn cạo mủ khơi dòng nhựa trắng đón mừng năm mới.

Thông thường, không chỉ các công ty cao su mà cả các nhà vườn sẽ “gác dao” khai thác mủ cao su vào trước Tết hàng năm, tức vào khoảng ngày 20- 25 tháng Chạp âm lịch (tức tháng 1 dương lịch). Bởi đây cũng là thời điểm cây cao su bắt đầu có dấu hiệu trơ cành, thay lá. Sau đó, cây sẽ được cạo lại khi tầng lá đã ổn định, tức vào tháng 3-4.

Tại xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương với diện tích cao su tiểu điền 3.000 ha, trong đó có khoảng 70% là diện tích đang khai thác. Nếu tại thời điểm này năm ngoái, giá mủ có 190-200 đồng/độ thì những ngày tết lên gần 400 đồng/độ (khoảng 50 triệu đồng/tấn), tức giá bán tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ.

“Thực tế cho thấy tình hình cây cao su thay lá khá chậm, nên khả năng người dân sẽ kéo dài thời gian cạo mủ đến rằm tháng Giêng (tức ngày 11/2) mới kết thúc, thay vì phải kết thúc sớm cách đây nửa tháng”, ông Nguyễn Kim Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã chia sẻ.

Bà Lê Thị Định ở ấp Tân Bình, xã An Thái, trồng 1,5 ha cao su khai thác hơn cả chục năm nay. Do vườn cây già nên phần thân ít mủ mà phải nhoái người đưa dao lên cao cạo mới cho mủ nhiều.

15-55-31_h2
Sau khi trút mủ thì trời cũng gần sáng, các nhà vườn có thể về nhà vui tết.

 

“Dù vất vả trong mấy ngày tết nhưng ai nấy đều vui vì có thu nhập khá. Thay vì trước đây 2 ngày nghỉ, 1 ngày cạo thì tui không nghỉ, cứ mần suốt, mỗi ngày thu về 1 triệu đồng từ tiền bán mủ, thích lắm!”, bà Định nói phấn khởi.

Có thể nói, dù giá cao su đang có chiều hướng thuận lợi, nhưng với tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô lên đến 80% nên ngành cao su Việt Nam vẫn còn lệ thuộc nhiều vào giá cao su của thị trường thế giới. Vì vậy, theo dự báo của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, tuy giá mủ có sáng hơn, nhưng dự báo vẫn chưa thật sự ổn định lâu dài.

Được biết, Trung Quốc và Malaysia là 2 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2016, 2 quốc gia trên chiếm lần lượt 59,5% và 7,7% thị phần mủ cao su. Trong đó, giá trị xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc tăng 30%, còn thị trường Malaysia giảm 42,5% so với năm 2015.

Theo Bộ NN-PTNT, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 1/2017 đạt 102 nghìn tấn với giá trị đạt 193 triệu USD, tăng 10,5% về khối lượng và tăng 84,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

 

Xem thêm
Đặt, duy trì hoạt động của cân đối chứng tại các chợ, trung tâm thương mại

Đây là một trong những trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại theo Nghị định số 55/2024/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.