| Hotline: 0983.970.780

Nhận vơ công lao đánh đồi A1?

Thứ Hai 06/05/2019 , 16:20 (GMT+7)

Trong phóng sự đặc biệt “Vòng vây lửa” phát trên kênh VTV1 tối 5/5/2019, khán giả bất ngờ trước những lời kể của nhân chứng cựu chiến binh - thượng úy Phạm Bá Miều là chiến sĩ Trung đoàn 174, Đại đoàn 316 về đào đường hầm đánh đồi A1.

40 đồng chí hy sinh do ngạt thở?

Cựu chiến binh Phạm Bá Miều, sinh năm 1930, quê ở Thái Bình, hiện thường trú tại phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, kể lại trong phóng sự: “Đây là cửa hầm, chúng tôi phải đào lộ thiên trên chục mét… Chúng tôi cũng gian khổ, vất vả nhiều đấy… Mới xuyên qua được hầm vào đấy, đến cuối cùng cũng thiệt mất hơn 40 đồng chí… 40 đồng chí hy sinh do ngạt thở”.

Cựu chiến binh Phạm Bá Miều

Chi tiết 40 chiến sĩ hy sinh do ngạt thở dù lấy được nhiều nước mắt của người xem nhưng khiến các cựu chiến binh Điện Biên Phủ đánh đồi A1 bất ngờ.

Không những thế, ông Phạm Bá Miều còn nhận mình là người tham gia vận chuyển thuốc nổ cho khối bộc phá gần 1 tấn đánh đồi A1.

“Chúng tôi chuyển trong không đầy 2 tiếng chuyển được 964kg bộc phá”. Còn tiếng nổ của khối bộc phá được ông miêu tả: “Nó như một cái tiếng động rùng hết cả quả đồi, đồng thời đất đá lấp hết lên sở chỉ huy địch và các hầm xung quanh sập cả”.

Về những điều cựu chiến binh Phạm Bá Miều kể trong phóng sự truyền hình nêu trên, đều không khớp với những gì cố Đại tá Nguyễn Phú Xuyên Khung - người chỉ huy phân đội công binh (Trung đoàn 151 - Đại đoàn 351) và trực tiếp tham gia đào đường hầm, bố trí lượng nổ dưới lòng đất, đánh sập một phần hầm ngầm và lô cốt của địch trên đồi A1, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
 

Đơn vị nào tham gia đánh đồi A1?

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, cựu chiến binh Phạm Bá Miều tại thời điểm đánh Điện Biên Phủ năm 1954 là lính được biên chế của Đại đội 76, Tiểu đoàn 938, Trung đoàn 98, Đại đoàn 316. Đơn vị này, không tham gia đánh đồi A1. Bộ Tổng Tư lệnh phân công đánh đồi A1 là Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.

Ông Phạm Bá Miều nhận mình là người tham gia vận chuyển thuốc nổ cho khối bộc phá gần 1 tấn đánh đồi A1.

Đại tá Vũ Đình Hòe, 92 tuổi, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 249 – Trung đoàn 174, Đại đoàn 316, hiện cư trú tại Hà Nội, khẳng định: “Đánh đồi A1 là Bộ Tổng Tư lệnh phân công cho Trung đoàn 174. Chúng tôi được lệnh nổ sung đánh đồi A1 vào đêm 30/3/1954, mở màn đợt 2 chiến dịch Điện Biên Phủ. Suốt 38 ngày đêm cho đến khi chiến thắng, Trung đoàn 174 làm nhiệm vụ cầm cự, tấn công, tiêu diệt đồi A1. Ngoài ra, có hỗ trợ của Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 trong 3 đêm. Trung đoàn 98 không được giao nhiệm vụ đánh đồi A1”.

Được biết, Bộ Tổng Tư lệnh phân công Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 đánh đồi C1 và C2. Vì vậy, khi xem chương trình truyền hình trực tiếp “Điện Biên Phủ - điểm hẹn hòa bình” tối 5/5/2019, có cựu chiến binh Trần Trọng Bình, chiến sĩ Trung đoàn 98, Đại đoàn 316, kể chuyện đánh đồi A1, thì bà Hoàng Việt Hoa - phu nhân cố Thượng tướng Vũ Lăng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 98 tại Điện Biên Phủ (1954) đã hết sức sửng sốt. Bà nói với con gái: “Tại sao làm phóng sự về đánh đồi A1 không hỏi cựu chiến binh Trung đoàn 174? Trung đoàn 98 không đánh đồi A1”.

Phóng viên Báo NNVN đã liên hệ với ông Lưu Trọng Lư - Chủ tịch Hội CCB tỉnh Điện Biên đề nghị xác minh tính chính xác của các nhân chứng nêu trên. Ông Lưu Trọng Lư cho biết: “Từ những dịp kỷ niệm 50 năm, 60 năm Điện Biên Phủ, bác Phạm Bá Miều đã lên kể chuyện đánh đồi A1 rồi. Phải là người đánh trận thật sự thì bác mới kể được chân thật từ chiến hào cho đến chuyện tìm xác đồng đội như thế chứ”.

Theo Chủ tịch Hội CCB tỉnh Điện Biên thì Đại đoàn 316 được phân công đánh khu phía đông, mà Trung đoàn 174 và Trung đoàn 98 đều thuộc Đại đoàn 316 cho nên hai đơn vị này có thể đánh hỗ trợ cho nhau. Khi PV đề nghị xác minh hồ sơ đơn vị của cựu chiến binh Phạm Bá Miều thì ông Lưu Trọng Lư cho biết hồ sơ do Hội CCB thành phố Điện Biên quản lý.

Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam đã gỡ bỏ link phóng sự đặc biệt “Vòng vây lửa” trên website của mình.

Cựu chiến binh Trần Trọng Bình

Cựu binh đánh đồi A1 phản ứng

Nhà giáo Đỗ Ca Sơn, cựu chiến binh Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, đánh đồi A1 đã phản ứng trước việc xuất hiện nhân chứng nhận vơ công lao đánh đồi A1.

“Trung đoàn 98 không đánh đồi A1. Nhiệm vụ cấp trên giao cho Trung đoàn 98 là đánh đồi C1. Các anh đánh đồi C1 cũng rất dũng cảm không kém đồi A1. Thật là xấu hổ với thế hệ trẻ khi nhận vơ công lao của những đồng đội đã ngã xuống mà hôm nay không còn nữa”, nhà giáo Đỗ Ca Sơn bày tỏ.

 

Xem thêm
Đề nghị Hà Lan hỗ trợ giải pháp kỹ thuật để Việt Nam sớm thích ứng EUDR

Sáng 8/10, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung tiếp và làm việc với Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam Kees van Baar.

Tín chỉ carbon là chỉ dấu cho thành công của canh tác lúa bền vững

Đó là khẳng định của TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) về cơ hội cho chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài 5] Người 'vẽ đường' cho tôm cá bơi

Một cơ sở chế biến cá tôm sông Đà quy mô, bài bản vừa được khánh thành tại xã Suối Hoa (huyện Tân Lạc), mở đường cho tôm cá sông Đà và người nuôi cá.

Bình luận mới nhất