| Hotline: 0983.970.780

Nhật hoàng Akihito - gần gũi với dân chúng, hoàng đế của hòa bình

Thứ Ba 28/02/2017 , 15:05 (GMT+7)

Trước năm 1945, Hoàng tộc Nhật Bản và cá nhân Hoàng đế sống cách biệt với dân chúng nên khi Nhật hoàng Hirohito tuyên bố trên đài phát thanh Nhật đầu hàng phe Đồng minh trong Thế chiến II, người dân đã rất sốc, phần vì thông điệp từ nhà vua, phần vì chưa bao giờ được nghe giọng ngài.

Trong tâm thức của người dân, Nhật hoàng là điều gì đó thiêng liêng và vô cùng thần thánh.

Và chính con trai Nhật hoàng Hirohito, sau này là Nhật hoàng Akihito, đã chứng kiến quá trình Hoàng tộc Nhật Bản biến đổi từ một đế chế mang nặng tính thần quyền trở nên gần gũi với dân chúng hơn, gần với biểu tượng “sự thống nhất của dân tộc” hơn như Hiến pháp Nhật Bản đã định nghĩa về vai trò của Hoàng tộc.

3469135344396
Nhật hoàng Akihito
 

BBC cho biết một số điều về bản thân Nhật hoàng Akihito trong một bài báo xuất bản tháng 8/2016.
 

Tiên phong xóa bỏ truyền thống

Sinh ngày 23/12/1933, Akihito là vị hoàng đế thứ 125 của Hoàng gia Nhật Bản vốn đã tồn tại hơn 2.600 năm. Để duy trì tư cách và phong thái trang trọng, tôn nghiêm của Hoàng tộc, hoàng tử Akihito được tách khỏi đức vua cha và hoàng hậu từ năm 2 tuổi. Ông lớn lên trong tu viện của hoàng tộc.

Tuy được nuôi dạy nghiêm cẩn như vậy, Hoàng thái tử Akihito sau này đã kết hôn với Michiko, một cô gái xuất thân từ giới bình dân năm ngài 26 tuổi. Akihito đã tiên phong chấm dứt một truyền thống kéo dài 1.500 năm, theo đó các hoàng tử phải kết hôn với con gái gia đình quyền quý. Họ có với nhau 3 người con và 4 người cháu.

Theo truyền thống lâu đời, các gia đình thượng lưu, thuộc giới quý tộc ở Nhật Bản thường có gia huy (biểu tượng của gia đình). Đối với gia đình Hoàng tộc Nhật Bản, đó là biểu tượng hoa cúc. Ngai vàng của Hoàng đế Nhật Bản được gọi là Ngai Hoa cúc. Hoàng thái tử Akihito lên ngôi vua năm 1989 sau khi đức vua cha, Nhật hoàng Hirohito, qua đời. Lễ đăng cơ của Hoàng đế chưa thực sự hoàn tất cho đến gần hai năm sau đó, khi các nghi lễ cuối cùng được tổ chức tại Lăng Ise - nơi thờ nữ thần Mặt trời Amatesaru và theo truyền thuyết, cũng là nơi giáng trần của các vị vua đầu tiên của Nhật Bản.

Tuy nhiên, Nhật hoàng Akihito không phải là ông thánh.

Lúc sinh thời, Nhật hoàng Hirohito đã công khai bác bỏ sự thần thánh của bản thân khi Thế chiến II kết thúc, một phần trong cam kết đầu hàng của nước Nhật trước phe Đồng minh. Nhưng dù không phải là thần linh, Nhật hoàng vẫn là giáo chủ Thần đạo, quốc đạo của Nhật Bản.

Theo hiến pháp mới của nước Nhật sau năm 1945, do phe Đồng minh soạn thảo, gia đình Hoàng tộc Nhật Bản và cá nhân Nhật hoàng là “biểu tượng của quốc gia”. Trong một số bài phát biểu gần đây, Nhật hoàng Akihito cũng dùng cụm từ này.

Nhưng theo BBC, vẫn có một số nhỏ người Nhật coi Nhật hoàng là thần thánh, hoặc ít nhất cũng phải được cư xử như với thần thánh.

Nhật hoàng Akihito đã đặt chân đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều lãnh đạo thế giới hơn bất cứ vị tiền nhiệm nào. Năm 1998, ông đã gặp gỡ Nữ hoàng Anh Elizabeth cho dù một nhóm cựu tù nhân Anh bị quân Nhật bắt trong chiến tranh tổ chức biểu tình phản đối.

Và sân quần vợt trước đã giúp ông gặp gỡ người vợ thế tục Michiko thì cũng trên sân quần vợt, ông đã hai lần đấu tay đôi với Tổng thống Mỹ George Bush (Bush cha). Nhật hoàng Akihito thắng Tổng thống Bush cả hai lần. Người ta nói ngay sau séc đấu quần vợt với Nhật hoàng Akihito ở Tokyo năm 1992, ông Bush bị ốm nặng ngay trong bữa quốc yến, đến mức nôn mửa vào người Thủ tướng Nhật Bản Kiichi Miyazawa.
 

Gần dân

Sự gần gũi của Nhật hoàng Akihito với người dân còn nhiều dịp được chứng tỏ. Ông đã có những nỗ lực để Hoàng tộc trở nên thân thiện, hiện đại hơn, kéo gần lại với người dân thông qua những chuyến đi khắp đất nước nhiều hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào, thường xuyên giao lưu trực tiếp với công chúng.

-90711573-d5c7979-fe54-496-761-5864b46972ef13500378
Một hình ảnh bình dị của Nhật hoàng Akihito và vợ (Ảnh: AP)

 

Có lần, Nhật hoàng và hoàng hậu Michiko tới thăm một địa phương trong nước. Ông và bà đã tỏ ra thoải mái khi một nữ sinh chụp ảnh họ và đưa lên trang Twitter - một hành động khiến công chúng Nhật chia phe tranh cãi. Những người lớn tuổi cho rằng đó là hành động rất thiếu tôn trọng còn với nhiều người trẻ Nhật Bản, việc đó là bình thường.

Tuy đối với người dân Nhật, Nhật hoàng ngày càng gần gũi, chụp ảnh vua và hoàng hậu có thể xem là bình thường, nhưng vai trò, tính biểu tượng của Nhật hoàng và Hoàng tộc trong các bài phát biểu chuyến thăm viếng là rất quan trọng.

Bài phát biểu đầu tiên của Nhật hoàng trên truyền hình diễn ra vào năm 2011 sau thảm họa động đất khiến 20.000 thiệt mạng hay mất tích hàng chục ngàn người mất nhà cửa.

Ông sử dụng văn phong lịch sự nhưng hiện đại, không giống phong cách ngôn ngũ trịnh trọng của Hoàng tộc vốn xa lạ với công chúng. “Tôi hy vọng từ đáy lòng rằng người dân Nhật sẽ, tay trong tay, đối xử với nhau đầy nhân ái, và vượt qua những thời khắc khó khăn này”, ông nói.

Khi sự cố hạt nhân Fukushima xảy ra, một tháng sau đó, Nhật hoàng Akihito và vợ đã tới thăm vùng thảm họa, thăm hỏi những người phải di tản, một động thái được xem là đầy tính biểu tượng, thể hiện sự cảm thông với công chúng.

Và mặc dù cha mình, Nhật hoàng Hirohito đã thất trận trong Thế chiến II, chính con trai ông là Akihito đã nỗ lực đưa nước Nhật đến thời kỳ hòa bình và không đối đầu. Năm 2015, ông nói: “Nhìn lại quá khứ, cùng với sự ăn năn sâu sắc về chiến tranh, tôi cầu rằng thảm kịch chiến tranh sẽ không được lặp lại và cùng với người dân bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với những ai đã phải chịu khổ đau vì chiến tranh”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm