Năm 2020 là năm có nhiều sự kiện thiên văn kỳ thú. Những tháng đầu năm thế giới đón nhận siêu trăng trong 3 tháng liên tiếp.
Chiêm ngưỡng mưa sao băng Quadratids vào tháng 1, trận mưa sao băng trên mức trung bình với tần suất ở thời điểm cực đại khoảng 40 vệt sao băng/giờ.
Nhật thực là gì?
Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất.
Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.
Nếu Mặt Trăng có quỹ đạo tròn hoàn hảo, gần hơn Trái Đất một chút, và trong cùng mặt phẳng quỹ đạo, sẽ có nhật thực toàn phần xảy ra mỗi lần trong một tháng.
Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng hơn 5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (xem mặt phẳng hoàng đạo), do vậy bóng của Mặt Trăng lúc trăng non thường không chiếu lên Trái Đất. Để hiện tượng nhật thực cũng như nguyệt thực xảy ra, Mặt Trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất.
Hơn nữa, quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip, và nó thường ở đủ xa Trái Đất khiến cho kích cỡ biểu kiến của nó không đủ lớn để che khuất hoàn toàn Mặt Trời lúc nhật thực. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và của Trái Đất mỗi năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo; và có ít nhất là 2 và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra trong một năm, cũng không thể có nhiều hơn hai lần nhật thực toàn phần trong cùng một năm.
Tuy nhiên, tại một nơi cụ thể trên Trái Đất, hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra là rất hiếm bởi vì bóng của Mặt Trăng trong lúc hiện tượng này xảy ra đổ lên Trái Đất theo một dải hẹp và trong thời gian ngắn, với lần lâu nhất khoảng 7 phút (nhật thực toàn phần ngày 20 tháng 7 năm 1955).
Hiện tượng che khuất là hiện tượng của tự nhiên. Tuy thế, trong lịch sử cổ đại và quan niệm của một số người hiện đại, nhật thực thuộc về hiện tượng siêu nhiên. Hiện tượng nhật thực toàn phần gây ra sự sợ hãi đối với người dân thời cổ đại do thiếu hiểu biết về thiên văn học, khi Mặt Trời dường như biến mất vào ban ngày và bầu trời tối đen trong vài phút.
Nhật thực hình khuyên là gì?
Nhật thực hình khuyên là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng nằm chính xác trên một đường thẳng, nhưng kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời.
Vì thế Mặt Trời vẫn hiện ra như một vòng đai rực rỡ bao quanh Mặt Trăng. Thời gian diễn ra nhật thực hình khuyên lâu hơn nhật thực toàn phần nhưng cũng chỉ kéo dài trong vài phút
Nhật thực hình khuyên đầu tiên năm 2020 sẽ xuất hiện hôm nay
Mưa sao băng Thiên Cầm xuất hiện hàng năm từ 16 - 25/4. Cực đỉnh diễn ra vào đêm 22, rạng sáng 23/4. Trong tháng 6, bầu trời sẽ xuất hiện cả hiện tượng nguyệt thực và nhật thực.
Sắp tới đây, những người yêu thiên văn trên khắp thế giới sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú nhật thực hình khuyên vào ngày 21/6.
Theo dó, vào ngày 21/6, người dân ở các khu vực như Bắc Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Phi, Congo, Ethiopia, phía nam Pakistan... sẽ dễ dàng chứng kiến hiện tượng nhật thực hình khuyên.
Tại Việt Nam, người xem chỉ quan sát được một phần hiện tượng.
Sự kiện bắt đầu vào lúc 10h45 theo giờ Việt Nam và đạt cực đại khoảng một giờ sau đó. Dự kiến hiện tượng sẽ kéo dài gần 4 tiếng trước khi kết thúc trên Thái Bình Dương. Nếu muốn chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên một lần nữa, những người yêu thích thiên văn sẽ phải chờ tới ngày 10/6/2021.
Từ nay đến cuối năm, bầu trời xuất hiện nhiều hiện tượng kỳ thú trong đó có mưa sao băng Perseids từ ngày 9 đến 13/8, mưa sao băng Orionids vào tháng 10 có nguồn gốc từ sao chổi Halley hay trăng xanh trùng với đêm Haloween cuối tháng 10. Ngoài ra còn có nhật thực toàn phần, xảy ra vào ngày 14/12, nguyệt thực nửa tối vào cuối tháng 11.