| Hotline: 0983.970.780

Nhị Ưu 838 kháng bạc lá

Thứ Năm 09/10/2014 , 13:15 (GMT+7)

Bệnh bạc lá lúa vụ mùa luôn là nỗi lo bạc mặt của nông dân các tỉnh miền Bắc. Nhưng với giống lúa Nhị ưu 838 KBL thì bà con huyện Vụ Bản (Nam Định) đã gạt bỏ được mối lo cánh cánh này.

Theo lãnh đạo Phòng NN- PTNT huyện Vụ Bản, bệnh bạc lá lúa làm giảm năng suất nghiêm trọng, thậm chí nếu bệnh nặng còn không cho thu hoạch. Có những năm, nhiều cánh đồng lúa mùa của địa phương bạc phếch, khác hẳn với hình ảnh thường thấy là những cánh đồng lúa chín vàng rực rỡ trước đây.

Tốn kém chi phí thuốc BVTV, công cán đi phun thì đã rõ, nhưng quan trọng hơn là năng suất, chất lượng lúa giảm rõ rệt. Những sào lúa cho thu vài chục cân thóc, đã thế gạo ăn bở bùng bục, nuốt không nổi.

Với mong muốn có 1 giống lúa “đặc trị” bệnh bạc lá, từ vụ mùa 2011, Phòng NN- PTNT Vụ Bản đã kết nối với Chi nhánh Hà Nội - Cty CP Giống cây trồng miền Nam chuyển giao cho địa phương gieo cấy giống lúa Nhị ưu 838 KBL.

Đây là giống lúa lai 3 dòng cho năng suất cao, thích nghi với mọi điều kiện đồng đất, và đặc biệt có “thâm niên” tồn tại khá lâu trên đồng ruộng. Nhưng đứng trước “cơn bão” bạc lá, thì chính giống lúa lai nhiều ưu điểm này cũng bộc lộ nhược điểm của nó, không đương đầu được với dịch bệnh.

Với mong muốn khôi phục chỗ đứng cho Nhị ưu 838, đáp ứng nhu cầu của nhiều bà con vốn từng “kết” giống lúa này, các nhà khoa học đã xử lý gen kháng bạc lá trên cơ sở giống lúa lai Nhị ưu 838 thông thường. Kêt quả, giống bước đầu đã chống chịu khá tốt với bệnh bạc lá trong vụ mùa và được nông dân các tỉnh miền Bắc chấp nhận.

HTXNN Minh Tân (xã Minh Tân, Vụ Bản) có diện tích gieo cấy lúa hàng năm khoảng 440 ha. Vụ mùa 2014, mặc dù chịu ảnh hưởng của 3 cơn bão, lượng mưa lớn, đặc biệt thời tiết nóng ẩm xen kẽ là yếu tố thuận lợi cho dịch bệnh gây hại. Dịch sâu cuốn lá lứa 5, lứa 6, lứa 7 và rầy lưng trắng lứa 6, lứa 7 mật độ khá cao, thêm vào đó là bệnh đốm sọc vi khuẩn trên diện rộng gây hại cho lúa khiến nông dân tốn kém không ít tiền bạc, công sức phun thuốc.

Vào cuối vụ, bệnh bạc lá đến hẹn lại lên đã tàn phá các trà lúa Bắc thơm 7, lúa nếp. Thế nhưng 5 ha gieo cấy giống lúa Nhị ưu 838 KBL vẫn “vững như bàn thạch” trước dịch bệnh. Lúa chỉ còn vài ngày nữa là gặt nhưng lá lúa to bản, xanh vàng vẫn khỏe khoắn vươn thẳng lên đón nắng giúp đồng lúa chín nhanh hơn.

Với nông dân không gì bằng tai nghe, mắt thấy, tay sờ. Và rất nhiều bà con đặt kỳ vọng, vụ tới giống lúa lai Nhị ưu 838 KBL sẽ thực sự tạo nên những mùa vàng ở vùng quê Vụ Bản này.

So với lúa Nhị ưu 838 thường, giống lúa Nhị ưu 838 KBL có thời gian sinh trưởng ngắn hơn 3 - 4 ngày giúp làm vụ đông thuận lợi, số bông trên khóm, số hạt trên bông và số hạt chắc cũng như trọng lượng 1.000 hạt đều cao hơn giống cũ. Gặt thử, Nhị ưu 838 KBL đạt 243 kg/sào, tương đương 67 tạ/ha tức cao hơn giống Nhị ưu 838 thường 16 - 18%.

Rõ nhất là do kháng được bệnh bạc lá nên đã tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, lá xanh bền, tỷ lệ chắc cao, hạt lúa mẩy đều, màu hạt lúa sáng đẹp. Rơm thu thóc xong làm thức ăn thô cho trâu, bò hoặc trồng nấm rất tốt.

Điểm cộng được nông dân thích nhất với Nhị ưu 838 KBL là ngoài năng suất cao, còn giảm tiền thuốc BVTV, tiền công phun thuốc góp phần bảo vệ môi trường đồng ruộng. Trước kia cứ đến vụ lúa, nhà nào cũng phun thuốc trắng đồng, tồn dư thuốc trên vỏ trấu không hề nhỏ, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Buổi hội thảo đầu bờ giống lúa lại Nhị ưu 838 KBL do HTXNN Minh Tân tổ chức nườm nượp nông dân đến xem. Người khó tính nhất cũng nhận ra ruộng lúa cấy giống này khác hẳn những thửa ruộng đối chứng xung quanh với lá lúa cháy táp, bông lúa oặt ẹo, hạt lửng lép quá nhiều.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm