| Hotline: 0983.970.780

Những nỗ lực trên hành trình giảm nghèo bền vững

Thứ Tư 29/09/2021 , 13:47 (GMT+7)

Hướng đến Chương trình hành động quốc gia 'Không còn nạn đói', công tác giảm nghèo tại huyện Ba Chẽ đã có bước chuyển biến rõ nét, đời sống của người dân được nâng lên.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng

Ba Chẽ là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Quảng Ninh, dân số chiếm 80% là đồng bào dân tộc thiểu số. Được sự quan tâm của tỉnh, những năm qua huyện đã dành nguồn lực đầu tư từ ngân sách của tỉnh cho các công trình hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là công trình giao thông kết nối liên vùng; đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện khắc phục khó khăn, phát triển KT-XH, cải thiện đời sống nhân dân, giảm nghèo bền vững. 

Bên cạnh đó, huyện đã có nhiều cố gắng phát huy nội lực, kêu gọi các nguồn lực đầu tư xây dựng nông nghiệp, nông thôn, dựa trên những tiềm năng, lợi thế sẵn có nhưng còn thiếu điều kiện khai thác để phát triển KT-XH. Theo chỉ đạo của tỉnh, huyện đã xây dựng Đề án xoá đói, giảm nghèo, kết hợp cùng Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói" để đưa vào thực hiện.

Huyện Ba Chẽ đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn trong diện đặc biệt khó khăn. Ảnh: Tiến Thành.

Huyện Ba Chẽ đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn trong diện đặc biệt khó khăn. Ảnh: Tiến Thành.

Giải pháp trước tiên là tăng cường công tác tuyên truyền đến toàn thể nhân dân về ý chí tự lực tự cường vươn lên thoát nghèo, tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông về định hướng giảm nghèo bền vững. Song song với đó, hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt tập trung. Đây là 3 mối quan tâm hàng đầu của người dân Ba Chẽ hiện nay.

Nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc thoát nghèo, huyện đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn trong diện đặc biệt khó khăn để phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tăng điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân; đem lại hiệu quả cao, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, góp phần cải thiện rõ rệt diện mạo nông thôn, miền núi.

Riêng trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, thôn đặc biệt khó khăn là gần 200 tỷ đồng. Đến nay, 100% xã có đường ô tô được cứng hoá đến trung tâm xã; đường giao thông đến các thôn cơ bản đã được cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới; 7/7 xã có trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

Cùng với đó, để người dân ổn định cuộc sống, tự tin vươn lên thoát nghèo, từ các nguồn quỹ vì người nghèo, đề án hỗ trợ nhà cho người có công và nguồn xã hội hóa, huyện đã hỗ trợ nhà ở cho hàng trăm hộ nghèo. Chỉ tính riêng 2 năm 2019, 2020, toàn huyện có thêm 348 hộ nghèo được hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở mới.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

Chìa khoá cho công cuộc xoá đói, giảm nghèo được huyện Ba Chẽ đặt ra là nâng cao dân trí gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Thứ nhất, huyện sẽ tập trung xoá mù chữ trong độ tuổi từ 45 - 60, hiện đang tổ chức 5 - 6 lớp mỗi năm, phấn đấu trong 2 năm sẽ hoàn thành xoá mù chữ ở nhóm đối tượng này.

Thứ hai, huyện chú trọng công tác đào tạo nghề nông thôn, phấn đấu đạt 300 - 400 lao động được đào tạo nghề có chứng chỉ mỗi năm. Cuối cùng là tuyên truyền, vận động, duy trì phổ cập các bậc học. Cái khó nhất là vận động học sinh tốt nghiệp lớp 9 học lên THPT và học bổ túc, học nghề. Hiện chỉ có khoảng 70% các em tiếp tục học sau lớp 9, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực của huyện.

Huyện Ba Chẽ chú trọng việc vận động học sinh tốt nghiệp lớp 9 học lên THPT và học bổ túc, học nghề. Ảnh: Tiến Thành

Huyện Ba Chẽ chú trọng việc vận động học sinh tốt nghiệp lớp 9 học lên THPT và học bổ túc, học nghề. Ảnh: Tiến Thành

Một trong những hợp phần đầu tư mang lại hiệu quả cho đời sống hộ nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ là các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên cơ sở lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 135, Đề án 196. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương đã đầu tư hỗ trợ các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn vay để phát triển sản xuất là hơn 20 tỷ đồng. Huyện cũng duy trì, phát triển các mô hình giảm nghèo, riêng năm 2020, đã triển khai mô hình nuôi bò sinh sản tới 25 hộ nghèo, với kinh phí 275 triệu đồng.

Huyện tiếp tục vận động thanh niên đi lao động ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thế mạnh của địa phương để bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ về kinh tế, phương pháp, cách thức canh tác cho nông dân. Xây dựng chính sách ưu tiên hợp lý đối với doanh nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên và nhân lực sẵn có tại địa phương. Hiện có khoảng 6 - 7 dự án của các doanh nghiệp đang tham gia, nghiên cứu đầu tư vào huyện.

Năm 2020, trên cơ sở quy chế phối hợp, huyện và Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức 10 ngày hội tư vấn việc làm cho 586 người lao động và học sinh khối lớp 12 tại 7 xã và Trường THPT huyện Ba Chẽ; phát hơn 200 bộ hồ sơ xin học tập, làm việc. Phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức Ngày hội việc làm và xuất khẩu lao động, với sự tham gia của gần 200 lao động. Đến hết năm 2020, huyện có 600 lao động được tạo việc làm mới.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình và kế hoạch của địa phương, các chính sách an sinh xã hội như y tế, giáo dục, vay vốn, trợ cấp xã hội... được ưu tiên hỗ trợ cho hộ nghèo để giúp nâng cao thu nhập và tăng cường các khả năng tiếp cận những dịch vụ xã hội.

Các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn thường xuyên tổ chức các mô hình, hoạt động giúp đỡ hộ nghèo, như Hội Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên phối hợp với ngành chức năng hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao; giới thiệu, hướng dẫn hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện để phát triển kinh tế...

Từ xuất phát điểm thấp, cùng những khó khăn về mọi mặt, hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ giảm xuống theo từng năm. Đời sống tinh thần vật chất của bà con đồng bào dân tộc thiểu số đã được nâng lên một bước. Đây chính là kết quả tất yếu mà huyện quyết tâm đạt được bằng nỗ lực của cả hệ thống chính trị trên hành trình giảm nghèo bền vững, tiến tới xây dựng một huyện Ba Chẽ phát triển giàu đẹp.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.