|
Phóng viên Đỗ Kết |
Do yêu cầu cấp bách của chiến trường về công tác chính trị, ông được chọn để đào tạo làm phóng viên ảnh chiến trường và được biên chế về Cục chính trị quân giải phóng miền nam B2. Địa bàn tác nghiệp là các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Tháng 1/1975 trên chuyến xe công tác Bình Long cùng đội chiếu bóng di động, trong đêm tối, chiếc xe đã va phải mìn chống tăng, cả đoàn trên chiếc xe đều hy sinh chỉ còn duy nhất ông - phóng viên ảnh Đỗ Kết còn sống, bộ đội ta đã tìm thấy ông nằm cách chiếc xe vài chục mét, ông bị thương nặng và phải chuyển về tuyến sau điều trị. Và cũng vì thế mà ông đã bỏ lỡ sự kiện lớn của dân tộc ta chỉ sau đó 3 tháng, ngày quân giải phóng Miền nam cắm cờ trên dinh Độc lập.
Là một nhiếp ảnh chiến trường, ông đau đớn vì đã bỏ lỡ mất những khoảnh khắc lịch sử của dân tộc mà ông đã chờ đợi suốt bao năm trong lửa đạn chiến trường mới có ngày chiến thắng, thế mà những khoảnh khắc ấy lại ko có trong những cuộn phim của ông.
Sau giải phóng miền Nam, ông tiếp tục công tác tại Bộ tư lệnh quân khu 7 đến cuối những năm 1980 ông về hưu và đưa cả gia đình về quê sinh sống.
Theo lời kể của những người trong gia đình, từ lúc về hưu, ông gần như "ở ẩn" và không một lần nhắc tới quang đời làm một phóng viên ảnh chiến trường. Trong kho tư liệu đồ sộ của ông vốn chưa một lần được công bố, chúng tôi bắt gặp những thước phim âm bản quý về những người phụ nữ trong chiến trường Đông Nam bộ.
Nhân dịp này, Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, được sự cho phép của người thân trong gia đình phóng viên Đỗ Kết, NNVN xin giới thiệu một phần di sản của ông, coi đây là sự tri ân với một trong những người đã cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và thống nhất đất nước.
|
Nữ du kích Bến Tre cuối 1972 |
|
Ảnh tư liệu: Đỗ Kết |
|
Bến Tre năm 1972 |
|
Ảnh tư liệu: Đỗ Kết |
|
Du kích Bến Tre cuối năm 1972 |
|
Du kích Mỏ Cày đưa bộ đội qua sông |
|
Phụ nữ Mỹ Tho xung phong vào bộ đội |
|
Phụ nữ trong phong trào góp gạo nuôi quân |