| Hotline: 0983.970.780

Niềm tin trái dừa

Thứ Năm 28/06/2012 , 14:12 (GMT+7)

So với các loại cây khác, dừa có nhiều sản phẩm chế biến tham gia thị trường xuất khẩu, hay nói khác đi là dừa đã hội nhập khá sâu vào thị trường thế giới...

Trong những tháng gần đây, giá dừa trái liên tục giảm, thậm chí ở một số địa phương, thương lái không còn mặn mòi với việc thu mua dừa, tình trạng xấu này kéo dài khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, hoang mang, mất niềm tin vào cây dừa, vốn là cây trồng truyền thống, biểu tượng của quê hương Bến Tre.

Điều gì đã và đang xảy ra đối với dừa hiện nay và tương lai của ngành SX này sẽ đi về đâu? Ngược dòng thời gian cho thấy cũng đã từng có những thời điểm dừa bị “khủng hoảng” giá, gần nhất là vào từ tháng 9/2000 kéo dài đến tháng 5/2001, khi đó giá dừa biến động từ 7.000-10.000 đ/chục trái (tương đương 580- 830 đ/trái). Điểm khác biệt cần lưu ý là tại thời điểm đó, so với mặt bằng giá cả thị trường thì người trồng dừa gặp ít khó khăn hơn hiện nay; ngoài ra số cơ sở SX, chế biến các sản phẩm từ dừa trong tỉnh ít và lạc hậu nên gần như lệ thuộc hoàn toàn vào việc bán nông sản thô, chủ yếu là vào thị trường Trung Quốc.

Từ năm 2002 trở lại đây, với sự phát triển của nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở tiểu thủ công nghiệp chế biến các sản phẩm đa dạng từ dừa, cây dừa Bến Tre thực sự lên ngôi, giá dừa liên tục tăng cao, đỉnh điểm là tháng 6/2011, giá dừa trái lên đến 11.000-13.000 đ/trái. Đây là thời điểm mà giá dừa trái trong nước cao hơn ở một số quốc gia trồng dừa khác trong khu vực. Thậm chí, lúc đó có những DN tính toán đến việc nhập dừa trái từ nước ngoài về để đảm bảo nhu cầu SX của mình.

Phải chăng cây dừa đã hết thời hoàng kim và mất đi vị thế thật sự của mình? Chắc chắn là không, nếu căn cứ vào nhu cầu sử dụng của thế giới ngày càng tăng, các sản phẩm từ dừa ngày càng đa dạng, được ưa chuộng và phục vụ thiết thực cho cuộc sống con người với những công dụng nổi bật được chứng minh rõ nét. Chính vì thế, không riêng gì ở VN, các quốc gia trồng dừa nhiều như Philippines, Thái Lan, Indonesia… luôn chú trọng phát triển nghề trồng dừa một cách khá toàn diện và ngày càng đi vào chiều sâu nhằm phát huy tối đa về mặt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Tóm lại, xét trên xu thế phát triển trong nước cũng như trên thế giới, hiện tượng dừa bị rớt giá chỉ là yếu tố bất thường, mang tính ngắn hạn. Lý giải cho trường hợp này cần đặt trong mối quan hệ tổng hợp của nhiều yếu tố:

- So với các loại cây khác, dừa có nhiều sản phẩm chế biến tham gia thị trường xuất khẩu, hay nói khác đi là dừa đã hội nhập khá sâu vào thị trường thế giới. Chính vì vậy, tình hình khủng hoảng kinh tế- tài chính của nhiều nước trên thế giới đã tác động trực tiếp đến giá dừa trong nước.

- Nhiều nhà phân phối, tiêu thụ sản phẩm dừa trên thế giới đang do dự hoặc “án binh bất động” chờ thời cơ kinh doanh, điều này làm cho thị trường dừa kém sôi động, mức độ lưu thông hàng hóa bị giảm lại.

- So với năm 2000, hiện nay ở tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung, có nhiều nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở nhỏ SX, chế biến dừa. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng từ sản phẩm phụ của trái dừa như chỉ xơ, than, thạch dừa… chưa được nâng cao về mặt chất lượng, công nghệ chế biến, vì vậy không thể đa dạng hóa thị trường tiêu thụ mà chỉ lệ thuộc vào một hai thị trường trước nay, khi các thị trường này vì lý do nào đó không tiếp tục nhận hàng thì khả năng SX hoàn toàn bị tê liệt, điều này cũng đã ảnh hưởng lớn đến giá dừa trái.

- Diện tích trồng dừa ở Bến Tre khá lớn, tuy nhiên cả nông dân và các DNSX, chế biến các sản phẩm từ dừa đa số đều lệ thuộc vào các thương lái sơ chế, mua bán trung gian. Trong năm 2012 này, hầu hết các thương lái đánh giá không đúng tình hình SX,KD dừa trong nước và trên thế giới nên tổ chức thu gom, mua trữ dừa trái với số lượng lớn vào thời điểm rất sớm (trước và ngay sau Tết Nguyên đán) với hy vọng sẽ thu lợi nhiều khi xảy ra cơn sốt giá dừa như năm 2011.

Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình lưu thông dừa trái vào thời điểm dừa mùa có số lượng lớn. Đặc biệt, vào thời điểm “dừa hội” (năm nay diễn ra tập trung khoảng tháng 5 đến đầu tháng 6 dương lịch), hầu hết các cơ sở thu mua trung gian này vốn bị suy giảm về mặt tài chính do trữ dừa trái quá lâu, nên đây đó xuất hiện tình trạng dừa bị đẩy xuống giá rất thấp hoặc chậm mua, chậm trả tiền.

Làm thế nào giảm thiểu rủi ro và sự tổn hại cho SX, đặc biệt là đối với người trồng dừa là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu về chuỗi SX- cung ứng dừa tại Bến Tre, chúng ta thấy còn những khâu bất cập, cần chú ý cải thiện:

- Đối với người trồng dừa: Nông dân còn ít chú ý khai thác hiệu quả tổng hợp trong canh tác dừa thông qua việc nuôi-trồng xen kết hợp, mà chỉ chú trọng nhiều giá dừa trái. Hầu hết các chuyên gia về dừa trên thế giới và trong nước đều khẳng định việc xen canh trong vườn dừa là yếu tố then chốt giúp gia tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng dừa, đưa SX dừa phát triển theo hướng bền vững. So với nhiều nơi trên thế giới, đất trồng dừa Bến Tre là đất phù sa, độ màu mở cao, ít bị ảnh hưởng của thiên tai, rất thuận lợi trong việc bố trí cây trồng xen. Nhiều loại cây trồng như cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh), chuối, ca cao… đã chứng minh hiệu quả rất rõ rệt khi trồng xen trong vườn dừa.

Mối liên kết giữa DN với DN, nông dân với nông dân, nông dân với DN còn hết sức lỏng lẻo; chi phí trung gian còn nhiều làm giảm thu nhập người trồng dừa và năng lực cạnh tranh của DN. Việc mua trái dừa trực tiếp của nông dân còn giúp DN chủ động hơn trong việc tổ chức SX, đảm bảo hơn về mặt chất lượng hàng hóa SX ra, vì vậy đây là vấn đề mà các DN cần sớm sắp xếp, tính toán trong thời gian tới.

Đặc biệt, việc trồng xen ca cao trong vườn dừa tại Bến Tre hiện nay được các nhà chuyên môn đánh giá rất cao về khả năng thích ứng, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế- kỹ thuật. Đến giờ này có thể khẳng định chủ trương trồng xen ca cao trong vườn dừa là hết sức đúng đắn, ở những nơi được đầu tư chăm sóc tốt, ca cao thật sự trở thành cứu cánh cho bà con nông dân. Đáng tiếc, ở một số địa phương, việc trồng xen ca cao nói riêng và các loại cây trồng khác trong vườn dừa chưa được người dân và chính quyền địa phương thực sự chú trọng mặc dầu có sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh và ngành NN-PTNT.

- Thông tin, các dự báo về tình hình SX,KD dừa còn rất hạn chế, tính hữu dụng chưa cao.

- Khả năng tiếp cận thị trường, mức độ ứng dụng công nghệ tiên tiến của các DN trong tỉnh trong thời gian qua tuy có tiến bộ nhưng nhìn chung, vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các mặt hàng SX, chế biến từ dừa trong nước còn ít về chủng loại, đặc biệt chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao. Đây là vấn đề cần sớm khắc phục để bảo đảm việc nâng cao giá trị nông sản và tránh nguy cơ mất thị trường, thua ngay tại sân nhà trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.

Dự báo giá dừa trong thời gian tới như thế nào là điều rất khó vì nó còn lệ thuộc vào các yếu tố khác ở trong nước và trên thế giới, nhất là trong điều kiện qui mô SX dừa của nước ta so với thế giới ở mức rất khiêm tốn. Tuy nhiên, có một số khía cạnh liên quan cần lưu ý như sau:

- Thời điểm cuối tháng 5 và có thể đến đầu tháng 6 (dương lịch) là lúc giá dừa trong nước hạ thấp nhất. Việc dừa giảm giá nhanh trong thời điểm này do giá thế giới chưa phục hồi cộng với sản lượng dừa thu được dồi dào trong nước.

- Thời điểm giá dừa cực thấp trùng với thời điểm “dừa hội”, sau giai đoạn này mùa dừa treo bắt đầu, dự kiến từ giữa tháng 6 trở đi sản lượng dừa thu hoạch bắt đầu suy giảm. Qua theo dõi và kinh nghiệm cho thấy mùa “dừa treo” ở Việt Nam thường tương đương hoặc trễ hơn các nước SX dừa nhiều trên thế giới như Philippines, Indonesia, Thái Lan… Như vậy, có thể thấy rằng từ khoảng đầu tháng 7 trở đi cung - cầu dừa trên thế giới sẽ có sự điều chỉnh và qua đó làm thay đổi giá.

(*): Tác giả hiện đang giữ chức vụ Phó GĐ Trung tâm KN-KN Bến Tre

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm