| Hotline: 0983.970.780

Ninh Thuận đảm bảo nước tưới vụ đông xuân

Thứ Sáu 25/11/2022 , 08:47 (GMT+7)

Dù nguồn nước trong các hồ khá dồi dào, nhưng để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, Công ty Thuỷ nông Ninh Thuận triển khai nhiều giải pháp cung cấp nước tưới vụ đông xuân.

Hồ chứa đảm bảo nước tưới

Báo cáo về tính hình nước tại các hồ chứa của Công ty Thủy nông Ninh Thuận, tính đến ngày 23/11, dung tích nước tại 21 hồ chứa trên địa bàn tỉnh do công ty quản lý đạt 186 triệu/194 triệu/m3. Như vậy, đến thời điểm này các hồ đã cơ bản đầy nước, riêng hồ Tân Mỹ (chưa bàn giao cho công ty quản lý) đạt 163 triệu/219 triệu m3. Hồ thủy điện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) phát điện qua Nhà máy thủy điện Đa Nhim và cấp nước cho tỉnh Ninh Thuận đạt 158 triệu/165 triệu m3.

Empty

Các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cơ bản đã tích đủ nước. Ảnh: M.P.

Theo dự báo của Đài khí tượng thuỷ văn Ninh Thuận, từ nay đến hết năm, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận còn xuất hiện một vài đợt mưa. Ông Lê Phạm Hoà Bình, Phó Giám đốc Phụ trách Công ty Thủy nông Ninh Thuận cho biết, căn cứ vào dự báo tình hình khí tượng thủy văn trong thời gian tới và tình hình nguồn nước hiện tại các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh và hồ chứa Đơn Dương, sau khi đã cân đối ưu tiên nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt khoảng 10,67 triệu m3 nước. Cấp nước uống cho gia súc, gia cầm 1,06 triệu m3 nước và cấp nước cho dịch vụ - du lịch và công nghiệp là 2,12 triệu m3 nước. Trong vụ đông xuân 2022 - 2023, công ty sẽ điều tiết cấp nước tưới cho 28.644ha (diện tích lúa16.867ha; màu11.702ha và nuôi trồng thủy sản 75,42ha).

Trong đó, hệ thống đập dâng Sông Pha, Nha Trinh - Lâm Cấm, công ty điều tiết cấp nước cho diện tích đất sản xuất 16.141,92ha. Đối với hệ thống thủy lợi Tân Mỹ sẽ điều tiết cấp nước tưới cho diện tích đất sản xuất với diện tích tưới là 1.348,60ha. Đối với các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh công ty điều tiết cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở 19/21 hồ chứa với với diện tích 10.432ha. Riêng nguồn nước của hồ CK7 để tiếp nước cho khu tưới hồ Tân Giang và nguồn nước của hồ Ma Trai để cấp nước sinh hoạt. Đối với các đập thời vụ và trạm bơm trên sông, công ty tập trung điều tiết nước với diện tích 721,9ha.

Empty

Hồ Tân Mỹ đến thời điểm này đã tích được 163 triệum3 sẽ bổ nguồn nước quan trọng cho các hệ thống thuỷ lợi nhỏ. Ảnh: M.P.

Nhiều giải pháp tiết kiệm nguồn nước

Mặc dù nguồn nước đảm bảo cho sản xuất vụ đông xuân, nhưng theo ông Lê Phạm Hoà Bình công ty không chủ quan mà triển khai nhiều biện pháp để sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả ngay từ đầu vụ. Theo đó, đơn vị chủ động tham mưu Sở NN-PTNT làm việc với Công ty Cổ phần thuỷ điện Đa Nhim- - Hàm Thuận - Đa Mi để thống nhất lưu lượng chạy máy phát điện đảm bảo cấp nước cho vùng hạ du trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 7 điều tiết nước hồ Sông Cái hợp lý, hiệu quả đảm bảo nguồn nước cấp cho khu tưới đập dâng Tân Mỹ và hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm, tiếp nước cho khu tưới hồ Cho Mo và hồ Thành Sơn và vùng cuối kênh Bắc, hệ thống Nha Trinh.

“Chúng tôi thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi, xây dựng kế hoạch phân phối nước hợp lý để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu và sản xuất nông nghiệp đến cuối năm 2023”, ông Lê Phạm Hoà Bình nói và cho biết, đối với các hệ thống đập dâng trên sông hưởng lợi trực tiếp từ nhà máy thủy điện Đa Nhim thì tăng cường điều tiết tưới luân phiên giữa các đập dâng Sông Pha, Nha Trinh và Lâm Cấm và các cống lấy nước trên kênh Chính.

Bên cạnh đó, công ty tiếp tục phối hợp các địa phương duy trì, củng cố các Tổ hợp tác dùng nước (PIM) để chủ động điều tiết tưới luân phiên, tiết kiệm theo phương pháp nông - lộ - phơi nhằm tiết kiệm tối đa nguồn nước. Đồng thời phối hợp các địa phương căn cứ khung lịch thời vụ, cơ cấu giống gieo trồng từng vụ cụ thể theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp để tổ chức chỉ đạo sản xuất; có kế hoạch xuống giống tập trung, đồng loạt, dứt điểm từng khu vực, xứ đồng nhằm mục đích rút ngắn thời gian gieo sạ để tiết kiệm nước tưới.

Empty

Tập trung chuyển đổi sang cây trồng cạn để tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả kinh tế. Ảnh: M.P.

“Chúng tôi sẽ phối hợp các địa phương rà soát lại quy hoạch, bố trí sản xuất theo hướng giảm dần diện tích đất lúa; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, vùng gò đồi, cuối kênh sang cây trồng cạn sử dụng ít nước như các loại cây rau đậu, bắp, cây ăn trái, cỏ chăn nuôi… tại các khu vực tưới bằng trạm bơm không gieo lúa và có lộ trình chuyển đổi cơ cấu trồng sang cây trồng có kinh tế cao”, ông Lê Phạm Hòa Bình, Phó Giám đốc Phụ trách Công ty Thủy nông chia sẻ.

Sở NN-PTNT Ninh Thuận đã ban hành khung lịch thời vụ xuống giống đông xuân từ ngày 5 - 31/12, chậm nhất không quá ngày 5/1/2023. Riêng đối với các địa phương trên địa bàn huyện Thuận Nam hưởng lợi từ nguồn nước của các hồ chứa Tân Giang, Sông Biêu, Bầu Ngứ, Suối Lớn, CK7, Núi Một và một số xã thuộc huyện Ninh Phước (sử dụng nước của hồ Tân Giang) thời gian gieo sạ sớm hơn so với lịch thời vụ 10 - 15 ngày. Để tận dụng hiệu quả nguồn nước đang tích trữ và xả thừa từ các hồ chứa trên địa bàn huyện, công ty đề nghị Sở NN-PTNT tham mưa UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương triển khai xuống giống gieo cấy vụ đông xuân theo đúng khung lịch thời vụ trên.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.