| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong một năm khó khăn

Thứ Tư 16/12/2020 , 18:39 (GMT+7)

Những nỗ lực của Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai khẳng định ý nghĩa nhân văn cao cả trong tôn chỉ mục đích của các tổ chức quốc tế.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì Chương trình tổng kết các hoạt động hỗ trợ quốc tế trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Hà Nội ngày 16/12. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì Chương trình tổng kết các hoạt động hỗ trợ quốc tế trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Hà Nội ngày 16/12. Ảnh: Phạm Hiếu.

Một năm thiên tai, dịch bệnh

Ngày 16/12, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Bộ NN-PTNT phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Chương trình tổng kết các hoạt động hỗ trợ quốc tế trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc chương trình, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá lĩnh vực Phòng, chống thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực trong năm 2020 ghi nhận nhiều mốc lịch sử về thiên tai cũng như các tác động tiêu cực đến người dân.

Từ đầu năm đến nay, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền cả nước. Năm 2020 tại Việt Nam đã hứng chịu 13 cơn bão trên biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố, trong đó 9 đợt trên diện rộng tại 21 tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ.

Các trận trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đặc biệt là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 - 22/10 tại khu vực Trung Bộ. 86 trận động đất, trong đó có 2 trận với rui ro thiên đạt cấp 4. Hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại đồng bằng sông Cửu Long. Riêng xâm nhập mặn cuối năm 2019 đầu 2020 đã xuất hiện sớm, kéo dài trên diện rộng với mức độ gay gắt và liên tục duy trì ở mức cao trong cả mùa khô với nhiều vị trí ranh giới mặn 4mg/l đã tiến vào sâu hơn so với năm 2015 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Tổng hợp thiệt hại do thiên tai trên toàn quốc tính đến 4/12/2020 đã làm 291 người chết, 64 người mất tích và 876 người bị thương. Gần 3.000 ngôi nhà bị sập, hơn 333.000 nhà bị hư hại, tốc mái cần di dời khẩn cấp. Hơn 511.000 lượt nhà bị ngập. Hơn 198.000ha lúa và hoa màu bị thiệt hại. Hơn 55 triệu con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Ngoài ra còn nhiều thiệt hại về công trình giao thông, thủy lợi, bờ sông, bờ biển, đê, kè kênh mương bị sạt lở, hư hỏng. Ước tính thiệt hại về kinh tế là hơn 35.000 tỷ đồng.

Đặc biệt đợt mưa lũ diện rộng từ giữa tháng 9/2020 đến giữa tháng 11/2020, khu vực Trung Bộ đã chịu ảnh hưởng liên tiếp của 8 cơn bão (từ số 5 đến số 13) 2 cơn áp thấp nhiệt đới và 2 đợt mưa lũ lịch sử kéo dài từ ngày 6 - 22/10 đã làm 249 người chết, mất tích, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị hư hại, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính hơn 30.000 tỷ đồng.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết các Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và các cơ quan Quốc tế đã có những hành động kịp thời và thiết thực để hỗ trợ người dân tại miền Trung Việt Nam trước khó khăn do thiên tai gây ra.

Trong đợt vận động để huy động nguồn lực quốc tế để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai cho miền Trung đã có 32 tổ chức cùng chung tay cứu trợ với tổng số tiền gần 25 triệu USD (tương đương khoảng 584 tỷ đồng), thông qua ba nguồn là Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai; các tổ chức tự thực hiện; thông qua TW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Ngoài ra, trong đầu năm 2020, một số tổ chức quốc tế cũng đã hỗ trợ khẩn cấp người dân các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt, đảm bảo ăn uống và nhu cầu tối thiểu về dân sinh.

Thứ trưởng đánh giá năm 2020 là một năm khó khăn cho công tác phòng chống thiên tai. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng đánh giá năm 2020 là một năm khó khăn cho công tác phòng chống thiên tai. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đặc biệt, thông qua Tổng cục Phòng chống thiên tai, các tổ chức đã tiến hành hỗ trợ bằng tiền mặt và hiện vật cho các tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất với tổng giá trị khoảng 84 tỷ đồng (3,6 triệu USD) đã và đang được phân bổ đến các tỉnh bị ảnh hưởng.

Ngoài ra các tổ chức cũng đang tiếp tục phối hợp với Bộ NN-PTNT khẩn trương xây dựng và chuẩn bị cho các dự án khẩn cấp về nâng cấp và tăng cường tính chống chịu của các cơ sở hạ tầng tại miền Trung sau đợt thiên tai năm 2020 với thời gian giải ngân nhanh, gọn, đáp ứng mong đợi của người dân và chính quyền địa phương.

“Thay mặt nhân dân và Chính phủ Việt Nam, chúng tôi trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ của các tổ chức quốc tế đối với công tác phòng, chống thiên tại Việt Nam. Sự quan tâm có trọng tâm đối với các hoạt động phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam khẳng định ý nghĩa nhân văn cao cả trong tôn chỉ mục đích của các tổ chức quốc tế, đồng thời, khẳng định Đối tác của chúng ta đã hoạt động hết sức hiệu quả trong năm 2020”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT bày tỏ.

Chung tay giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam

Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai (DRR Partnership) được thành lập theo quyết định số 3922/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/10/2019 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT với sự tham gia của 18 tổ chức quốc tế, các Bộ liên quan. Chủ trì Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai là Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp và đồng chủ trì là Giám đốc Ngân hàng Châu Á (ADB) tại Việt Nam, ông Andrew Jeffries.

Tổng hợp thiệt hại do thiên tai trên toàn quốc tính đến 4/12/2020 đã làm 291 người chết, 64 người mất tích và 876 người bị thương. Ảnh: Nguyễn Đình Diệp.

Tổng hợp thiệt hại do thiên tai trên toàn quốc tính đến 4/12/2020 đã làm 291 người chết, 64 người mất tích và 876 người bị thương. Ảnh: Nguyễn Đình Diệp.

Ngay sau khi thành lập, trước diễn biến phức tạp của tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh khu vực Nam Trung bộ, Đối tác đã cung cấp, cập nhật thông tin liên tục đến các thành viên; tổ chức các đoàn công tác thực địa đến các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán và xâm nhập mặn để đánh giá tác động và đề xuất các phương án hỗ trợ; tổ chức các cuộc họp với các thành viên Đối tác để vận động hỗ trợ.

Kết quả đã vận động được hơn 927.000 USD hỗ trợ cho các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và 147.000 USD hỗ trợ các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

Bên cạnh đó, từ tháng 5/2020 Việt Nam bước vào mùa mưa bão chính, với ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai năm 2020 được dự báo sẽ có diễn biến phức tạp. Đồng thời ứng phó với thiên tai, Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Lần đầu tiên trong lịch sử, công tác phòng chống thiên tai phải tiến hành đồng thời với công tác phòng, chống dịch bệnh.

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai đến người dân khu vực miền Trung, ngày 13/10/2020 Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có thư kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Đáp lại lời kêu gọi ấy, các Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và các cơ quan quốc tế đã có những hành động kịp thời và thiết thực để hỗ trợ người dân tại miền Trung Việt Nam trước khó khăn do thiên tai gây ra.

Thông qua Ban chỉ đạo Trung Ương về Phòng, chống thiên tai, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã hỗ trợ 2.5 triệu USD.

Trung tâm Trung tâm hỗ trợ nhân đạo ASEAN (AHA) hỗ trợ 993 bộ dụng cụ sửa chữa nhà và 1.300 bộ dụng cụ nhà bếp, tổng trị giá là 100.172 USD.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)/ Đại sứ quán Nhật Bản hỗ trợ 50 máy lọc nước và 250 tấm trải nhựa, tổng trị giá là 120.783 USD.

Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam hỗ trợ gói tiền mặt trị giá 300.000 USD cho hai tỉnh Quảng Ngãi và Hà Tĩnh để mua các vật dụng cần thiết.

Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam hỗ trợ gói tiền mặt trị giá 400.000 USD cho ba tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị. Mỗi tỉnh nhận được 70.000 USD tiền mặt, số tiền còn lại là 200.000 USD để mua thuyền cứu hộ.

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) hỗ trợ 184.200 USD để mua bột giặt, bình gốm lọc nước cho 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.