| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 11/07/2019 , 09:00 (GMT+7)

09:00 - 11/07/2019

Nỗi ám ảnh lấy chồng xa xứ

Đoạn clip quay lại cảnh cô dâu Việt Nam 30 tuổi bị người chồng Hàn Quốc 36 tuổi bạo hành gần 3 tiếng đồng hồ tại nhà riêng ở tỉnh Nam Jeolla, sau khi tung lên mạng, đã gây sốc cho cả người Việt Nam lẫn người Hàn Quốc.

Hình ảnh cắt từ clip vụ chồng Hàn Quốc bạo hành cô dâu Việt.

Chỉ trong vòng 1 ngày, trên trang web của Phủ Tổng thống Hàn Quốc, đã có hơn 10.000 người ký đơn kiến nghị yêu cầu giới chức xử phạt thật nặng người chồng, vì hành vi đánh đập vợ của anh ta là không chấp nhận được.

Tỉnh Nam Jeolla, nơi xảy ra vụ bạo hành, nằm cách thủ đô Seoul khoảng 390 km về phía nam. Tỉnh Nam Jeolla cũng như nhiều nơi khác ở Hàn Quốc, đều có các Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa (Multicutural Family Support Center - MFSC) nhưng phần lớn các cô dâu Việt đều ít lui tới để được sự giúp đỡ cần thiết.

Đây là một thực tế rất đáng ái ngại. Bởi lẽ, hầu hết cô dâu Việt khi chọn lấy chồng Hàn Quốc đều có trình độ học vấn tương đối hạn chế, và cũng không thông thạo tiếng nói quê chồng. Họ chọn làm vợ người xa lạ để mong mỏi một tương lai sáng sủa hơn, nhưng không thể ngờ tai họa vẫn luôn rình rập.

Dù số lượng có giảm vài năm trở lại đây, nhưng tình trạng phụ nữ Việt lấy chồng Hàn Quốc vẫn khá phổ biến. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, không ít xã có đến hàng trăm trường hợp làm dâu xứ kim chi. Số người hạnh phúc cũng nhiều, mà số người tổn thương cũng nhiều. Phần lớn, những cô gái Việt bước vào hôn nhân ở đất khách đều không được trang bị chút kiến thức nào về phong tục tập quán của mảnh đất mình gửi thân nương tựa.

Ê chề nhất là chuyện các cô dâu Việt chỉ mường tượng cuộc sống ở Hàn Quốc đầy hoa lệ như… trên những thước phim dài tập mà họ xem qua màn ảnh nhỏ. Thậm chí, có không ít cô dâu Việt đến ngày kết hôn vẫn chưa kịp thuộc… họ tên của người chồng Hàn Quốc.

Kiểu vợ chồng thông qua mai mối thì khoảng cách địa lý càng khiến cô dâu Việt hoàn toàn mù tịt về bạn đời. Cho nên, khi gặp bất trắc hoặc khi bị ngược đãi, họ đành cắn răng cam chịu tủi hờn và uất nghẹn.

Bất kỳ gia đình nào có con gái, đều mong muốn con gái được gả vào chốn êm ấm. Tuy nhiên, cuộc sống đôi khi có những điều trớ trêu và trái ngang. Người Việt đúc kết kinh nghiệm bằng bài ca dao: “Em về em hỏi mẹ cha/ Có cho em lấy chồng xa hay gần/ Có con mà gả chồng xa/ Một là mất giỗ, hai là mất con/ Có con mà gả chồng gần/ Có bát canh cần nó cũng đem cho”.

Bây giờ hội nhập, không có chỗ cho sự ủ dột và than vãn, nhưng nỗi ám ảnh “má ơi, đừng gả con xa/ chim kêu vượn hú biết nhà má đâu” vẫn day dứt với những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Câu chuyện cô dâu Việt vừa bị người chồng Hàn Quốc bạo hành là một hồi chuông cảnh báo đầy day dứt và nghẹn ngào.

Để tránh những bi kịch tương tự, đã đến lúc các cơ quan bảo vệ quyền lợi phụ nữ hoặc các tổ chức văn hóa - ngoại giao phải có những chương trình tư vấn cụ thể hơn, quyết liệt hơn dành cho những cô gái Việt có ước mơ lấy chồng xa xứ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm