| Hotline: 0983.970.780

Nỗi cơ cực của người mẹ có tới 7 đứa con

Thứ Sáu 14/07/2023 , 10:05 (GMT+7)

Sau 15 năm về nhà chồng, chị Lông mất tới 13 năm chửa rồi đẻ. Công cuộc đó chưa dừng lại, nếu như chị chưa sinh được 1 cậu con trai cho nhà chồng.

32 tuổi chị Lông đã có 7 đứa con. Ảnh: Thanh Vân.

32 tuổi chị Lông đã có 7 đứa con. Ảnh: Thanh Vân.

Ở tuổi 32 chị Vàng Y Lông ở bản Pà Cò, xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã là mẹ của 6 đứa con và chuẩn bị sinh đứa con thứ 7.

Giữa hè, đất Thủ đô nóng chang chang, nhưng ở bản Pà Cò cái lạnh đã ùa về xóm núi. Cơn mưa chiều dữ dằn, gió thét gào thổi qua căn nhà gỗ thấp tè của gia đình chị Lông. Nom ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm dưới chân núi như hiu hắt hơn trong cơn mưa xối xả. Chị Lông vận bộ váy nhàu nhĩ của người Mông đi lại bên hiên nhà nom thật tội. Đang bụng chửa vượt mặt, nhưng chị vẫn phải lo bữa sáng cho đám trẻ ăn rồi đi học.

Phải cho đi một đứa con vì quá nghèo

Gian bếp lối thông với nhà bằng cái cửa nhỏ. Muốn xuống bếp đều phải cúi người thật thấp mới đi vào được. Trên mâm cơm chỉ có bát cơm trắng và bát canh suông. Cháu bé như biết thương mẹ nên múc cơm ăn ngon lành.

Chị Lông nhìn đứa con gái út mà lòng se sắt. Chị đưa tay đỡ lấy cái bụng bầu rồi ngồi gần con. Chị cũng muốn kiếm cho con được ăn sung mặc sướng, nhưng chị không biết tìm cách gì. Câu chuyện của chúng tôi bị cắt ngang khi tiếng ngáy phè phè ở căn nhà gỗ dội xuống. Hóa ra anh Sùng A Tàng (SN 1990) - chồng chị đang ngủ.

“Nó đi uống rượu về là ngủ. Trời mưa thế này, nó chẳng đi làm gì đâu”, chị Lông vừa giấu nỗi lo lắng trong lòng vừa buồn rầu nói.

Nhìn đàn con nheo nhóc, thiếu ăn, thiếu áo rét mỗi khi đông về, Lông cũng tủi lắm. Nhưng phận đàn bà nơi đây lấy chồng là con ma của nhà chồng rồi. Nguồn thu của gia đình không có, nhiều lúc muốn bọn trẻ có bữa ăn tươm tất mà chị không biết kiếm ở đâu. 

Trong ngôi nhà trống hơ trống hoắc, của gia đình chị chỉ có vài bao thóc, bao ngô dựng ở xó nhà. Toàn bộ số lương thực đó là nguồn sống của 10 người, 6 đứa trẻ con, vợ chồng chị và bố mẹ chồng. Nhà vốn nghèo khó lại đông con khiến chị già trước tuổi.

“Tháng này bọn trẻ vẫn có cơm trắng ăn là hạnh phúc lắm rồi, vì nhà vừa thu lúa nương. Một vài tháng nữa, hết thóc, bọn trẻ sẽ phải ăn ngô là chính”, chị Lông nói về gia cảnh éo le của gia đình.

Qua ánh sáng của bếp lửa soi rõ thân hình tiều tụy của người phụ nữ Mông vốn trải qua bao gian nan. Năm nay, mới ngoài 30 tuổi mà khuôn mặt chị đã xuất hiện những nếp nhăn khắc khổ. Thân hình tiều tụy, mái tóc đã lốm đốm bạc. Có lẽ do quá vất vả trong việc mưu sinh lại sinh con liên tục khiến chị Lông già trước tuổi.

Từ năm 2010 đến nay, chị Lông đã 6 lần sinh con. Hiện chị đang mang thai đứa con thứ 7. Về nhà chồng đã được hơn chục năm, chị chưa có nổi một ngày được nghỉ ngơi trọn vẹn. Trong số 6 đứa con gái, chị đã phải dứt ruột cho 1 đứa đi làm con nuôi nhà người.

Do gia cảnh khó khăn quá, nên chị phải cho bớt đi một đứa vì không nuôi nổi. Hơn nữa, chỉ đôi tháng nữa, chị sinh đứa con thứ bảy.

Nhà đông con, nhưng lại có ít đất sản xuất. Cả năm nhà chị chỉ làm được 1 vụ nương, ngô, thóc thu được không đủ ăn. Chồng chị lại không chịu đi làm xa, hết vụ nương là quanh quẩn ở nhà.

Bố mẹ chồng cũng đã già yếu, giờ vợ chồng chị có trách nhiệm chăm lo. Trong khi đó, đám trẻ đi học, ngày nào cũng dùng đến tiền. Nhà chị thuộc diện hộ nghèo, nên các cháu được miễn học phí, nhưng còn phải lo tiền bút, quần áo, giấy mực… cũng đến tay chị. Nghĩ đến các con mà chị phải cố gắng. Hết vụ ngô, vụ lúa, mặc dù đang bụng mang dạ chửa, chị tranh thủ làm thuê, làm mướn kiếm thêm đồng ra, đồng vào.

Hình ảnh người phụ nữ Mông với cái bụng chửa lùm lùm, phía sau dắt thêm mấy đứa trẻ lên nương không còn lạ ở bản Pà Cò này. Sau mỗi năm, số trẻ xếp hàng đi lên nương theo chị như dài ra. Lần sinh đứa con thứ 3 được hơn 1 tuần, nhà hết cái ăn. Chị vẫn cố gắng  địu con đi làm thuê kiếm cái ăn cho cả nhà.

Bên đàn con, đàn chó, thứ trong nhà chị Lông không thể thiếu là can rượu. Chồng chị A Tàng say khướt suốt ngày. Ảnh: Thanh Vân

Bên đàn con, đàn chó, thứ trong nhà chị Lông không thể thiếu là can rượu. Chồng chị A Tàng say khướt suốt ngày. Ảnh: Thanh Vân

14 tuổi đã về làm dâu nhà người 

Câu chuyện về người phụ nữ Mông được lần giở bởi những tháng ngày đầy nỗi nhọc nhằn và gian khó. Năm 14 tuổi, chị đã bị anh Sùng A Tàng “bắt” về làm vợ. Về nhà chồng ở độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới khiến chị đầy bỡ ngỡ. Trước đêm bị kéo làm vợ A Tàng, chị còn ngồi trên ghế nhà trường. Ở nhà bố mẹ đẻ, chị vẫn còn khóc nhè tranh phần quà với mấy đứa em. Vậy mà giờ phải về làm dâu nhà người khiến Lông bỡ ngỡ và “sốc” toàn tập.

Nhà chồng nghèo rớt mồng tơi. Ngoài nếp nhà gỗ để che mưa, che nắng ra, không có vật gì đáng giá. Chồng không có nghề, Lông cũng vậy. Nguồn sống của cả nhà trông cả vào mảnh nương mà đá chiếm đa phần. Cây ngô gieo lên đó, sau nhiều năm đã cằn cỗi, cái bắp bé bằng chuôi dao.

Sau lễ cưới, Lông cũng lại tiếp nối phận làm dâu như bao người phụ người Mông nơi đây. Họ truyền lại cho nhau là những nỗi nhọc nhằn trong đời sống. Sáng đi nương, tối về bên bếp lửa lo bữa cơm cho gia đình nhà chồng. Nhiều hôm leo dốc núi bở hơi tai mà vẫn phải vác bó củi nặng hơn cả người mình, Lông mới thấm thía thế là nào lấy chồng.

Nương ngô, nương lúa ở Pà Cò nằm tít trên núi, cách nhà vài cây số. Đôi chân nhỏ nhắn của cô gái Mông cứ theo lối mòn đó mà đi làm. Năm 16 tuổi, Lông đã mang thai đứa con đầu tiên. Cô gái Mông chưa kịp lớn mà đã sắm lên mình vai trò mới nữa là sắp làm mẹ. Bụng mang, dạ chửa, Lông cũng không được nghỉ. Mùa nối mùa trôi qua, cái bóng của cô gái Mông gắn liền với bóng núi. Lông thấy cái bụng của mình to hơn thường lệ, mẹ chồng bảo Lông là có chửa. Lông mới biết mình sắp có em bé.

Cuối năm đó, Lông sinh con. Đứa con đầu đời là con gái. Nghe bà đỡ nói vậy, A Tàng không vui lắm. Người Mông thích con trai, cái tư tưởng này vẫn đè nặng lấy dân bản cũng như gia đình nhà chồng.

Hơn chục năm liên tục chửa đẻ khiến sức khỏe của Lông bị bào mòn. Nhiều lúc, Lông nói chuyện với chồng là mình sinh ít thôi cho đỡ khổ, nhưng A Tàng lại nói câu xanh rờn: “Mày phải đẻ đến khi có đứa con trai”. 6 đứa con đầu của Lông đều là con gái, nên A Tàng muốn vợ phải đẻ tiếp.

Người phụ nữ đã vất vả cực nhọc, giờ họ lại phải gánh vác mang bên mình hủ tục. Đứa con gái đầu lòng chào đời, Lông biết là từ nay mình sẽ phải lo thêm cho một người nữa. Sinh con được ít ngày, Lông vẫn phải hoàn thành cái trọng trách của người con trong nhà. Đi nương, nấu cơm nước, chăn nuôi…. Người mẹ trẻ phải mang trên vai biết bao trọng trách mà gia đình nhà chồng giao phó. Đứa con cả vừa lẫm chẫm tập đi, Lông lại thấy cái bụng của mình lùm lên trông thấy. 

Đứa con sinh ra phải chăm sóc, đứa trong bụng cũng đang lớn dần mà việc nhà, việc nương Lông phải lo cho chu đáo. Nhiều hôm, Lông chỉ ước ngày dài hơn để mỗi khi mệt mỏi, Lông được ngủ thêm.

Mùa nối mùa trôi qua, đứa con thứ hai của Lông chào đời trong ngày đông rét mướt. Nhà Lông thiếu ăn, thiếu mặc. Đám trẻ trong nhà cũng khổ lây. Lông cắn răng chịu đựng, vượt qua mùa đông rét mướt. Đứa con thứ hai ra đời lại là con gái khiến gia đình chồng không được vui lắm. Đứa đầu họ còn chăm sóc, đỡ đần Lông ít việc, đứa thứ hai ra đời dù mệt, vất vả, Lông cứ phải gắng dậy mà lo cho tròn bổn phận.

Ăn đói, mặc rét, khổ trăm bề, vậy mà người phụ nữ Mông này lại mắn đẻ. Đứa con thứ hai, thứ ba, thứ tư rồi đến đứa con thứ 6 của lông chào đời năm 2020. Và giờ Lông lại đang mang thai đứa con thứ 7.

Hơn chục năm liên tục chửa đẻ khiến sức khỏe của Lông bị bào mòn. Nhiều lúc, Lông nói chuyện với chồng là mình sinh ít thôi cho đỡ khổ, nhưng A Tàng lại nói câu xanh rờn: “Mày phải đẻ đến khi có đứa con trai”. 6 đứa con đầu của Lông đều là con gái, nên A Tàng muốn vợ phải đẻ tiếp.

Căn nhà ở của gia đình chị Lông trống hoắc. Rét mướt và vất vả đè nặng lên con người chị mỗi ngày. Ảnh: Thanh Vân

Căn nhà ở của gia đình chị Lông trống hoắc. Rét mướt và vất vả đè nặng lên con người chị mỗi ngày. Ảnh: Thanh Vân

Nhìn đàn con nheo nhóc, thiếu ăn, thiếu áo rét mỗi khi đông về, Lông cũng tủi lắm. Nhưng phận đàn bà nơi đây lấy chồng là con ma của nhà chồng rồi. Nguồn thu của gia đình không có, nhiều lúc muốn bọn trẻ có bữa ăn tươm tất mà chị không biết kiếm ở đâu. 

A Tàng  bắt vợ đẻ, chứ đâu có hiểu nỗi cực nhọc mà Lông đã và đang gánh chịu. Đứa con thứ bảy chuẩn bị chào đời, Lông hy vọng nó sẽ là con trai để Lông đỡ phải đẻ nữa. Suốt mưới mấy năm bụng mang dạ chửa, Lông đã được ngơi nghỉ ngày nào đâu.

Sờ cái bụng đã sệ hơn mọi khi, Lông biết, ngày sinh đứa con thứ bảy sắp đến gần. Lông cũng mệt mỏi lắm, nhưng vẫn phải cố lo cho đàn con đang tuổi ăn, tuổi học. Lông đưa ánh mắt nhìn về dãy núi đá chìm trong cơn mưa lạnh mà lo lắm. Không biết đến bao giờ, Lông mới không phải đẻ nữa, các con của Lông có được bữa cơm tươm tất, chứ không phải chan canh suông như thế này mãi sao được.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm