| Hotline: 0983.970.780

Nổi danh từ nghề nuôi ong du mục

Thứ Ba 28/04/2020 , 05:30 (GMT+7)

20 năm chuyên nghề nuôi ong du mục từ vùng này sang vùng khác theo mỗi mùa hoa, chị Vinh ở xã Đồng Thái, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã gây dựng được danh tiếng.

Chị Chu Thị Vinh tự hào giới thiệu sản phẩm của mình. Ảnh: Hồng Đạt.

Chị Chu Thị Vinh tự hào giới thiệu sản phẩm của mình. Ảnh: Hồng Đạt.

Nghề nuôi ong thì ở đâu cũng có nhưng tại sao sản phẩm mật ong Vinh Hoa của gia đình anh chị lại được chứng nhận đủ tiêu chuẩn VietGAP và mới đây nhất được cấp chứng nhận OCOP 3 sao (chương trình Mỗi xã một sản phẩm)?

Mang câu hỏi đó, tôi trao đổi với chị Chu Thị Vinh thì mới biết những ngóc ngách của cái nghề rất thú vị này. Chồng chị vốn là một cán bộ nghiên cứu của Công ty cổ phần Ong Trung ương. Nhận thấy lợi thế của đất Ba Vì là vùng có hoa trái bốn mùa, không khí trong sạch, có hệ thống thực vật phong phú, rất thích hợp để nuôi ong nên họ đã bàn nhau quyết định đầu tư chuyên sâu vào nghề.

Từ năm 2000 trở về đây, vợ chồng chị đã phát triển thường trực quân số đàn ong khoảng 400-500 đàn, trong đó chừng 100 đàn ong nội còn lại là ong ngoại.

Học trong sách vở, học trong thực tế tự đúc rút mà thành nên anh chị nắm rõ đặc tính của loài ong, từ những biểu hiện bệnh của chúng như thối ấu trùng nhỏ, thối ấu trùng châu Âu, các con thiên địch…đến chúng thích gì, cần gì trong từng mùa để nuôi đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất.  

Để có sản phẩm mật ong thiên nhiên đạt tiêu chuẩn VietGAP do Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC cấp thì toàn bộ các công đoạn của việc nuôi ong và của sản phẩm mật ong gia đình chị đều đi theo hướng hoàn toàn thiên nhiên.

Đó là hàng năm gia đình đều thực hiện di cư đàn ong nuôi theo từng mùa hoa của các vùng đất khác nhau. Nếu như mùa nhãn vải, đàn ong của họ được đem đến khu vực huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây nơi có nhiều vườn cây loại này.

Sau khi hết mùa nhãn, vải đàn ong lại được họ đưa sang tỉnh Phú Thọ vào mùa hè để ăn mật keo. Đến mùa thu và mùa đông, đàn ong của gia đình lại được di chuyển lên khu vực Mộc Châu của tỉnh Sơn La nơi có nhiều vườn mơ, vườn  mận, nương ngô, nương cải...

Sản phẩm từ đàn ong của chị rất phong phú và có tới 11 loại đều có những tác dụng rất riêng biệt. Mật ong sữa chúa ngoài tăng cường sinh lực, tăng hoạt động trí não còn rất tốt đối với một số bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, thấp khớp...

Mật ong bánh tổ ngoài dùng để chế biến thực phẩm như bánh kẹo, mứt, kem, sữa chua còn sử dụng tốt trong mỹ phẩm, như đắp mặt nạ giữ cho da tươi tắn, mịn màng, đỡ nám... Sữa ong chúa ngoài ức chế nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc còn tỏ rõ sự hiệu nghiệm với nhiều loại thấp khớp, viêm gan truyền nhiễm, suy nhược thần kinh, điều trị trứng cá, tàn nhang...

Mật ong hoa rừng ngoài bồi bổ sức khỏe, chữa hô hấp, viêm họng, lở miệng, tuần hoàn, tiêu hóa...Phấn hoa hiệu quả với bệnh chậm lớn, còi xương, thiếu máu ở trẻ em hay phối hợp với mật ong trong điều trị huyết áp, chữa đau dạ dày, viêm ruột kết và táo bón mãn tính...

Cận cảnh sản phẩm của chị Vinh. Ảnh: Hồng Đạt.

Cận cảnh sản phẩm của chị Vinh. Ảnh: Hồng Đạt.

Đến nay đều đặn mỗi năm gia đình chị Vinh xuất ra thị trường khoảng 60 đến 70 tấn mật. Chị Đinh Thị Ngọc Dung-một khách hàng thân thiết ở xã Vật Lại chia sẻ: “Thấy được nguồn gốc sản phẩm mật ong Vinh Hoa, nhiều năm qua gia đình tôi đã luôn lựa chọn để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho thành viên trong nhà”.

Ngoài cung cấp cho các gia đình ở trong thôn, ngoài xã, cho các trường học trong vùng, sản phẩm của gia đình chị còn đáp ứng tiêu chuẩn ngặt nghèo của quốc tế, được một công ty của Hàn Quốc chuyên làm bánh gạo mật ong ký hợp đồng bao tiêu số lượng đủ dùng cho cả năm.

20 năm theo nghiệp nuôi ong, 20 năm rong ruổi khắp mọi miền, gia đình chị Vinh đã là địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng, là 1 trong 4 cơ sở được cấp chứng nhận OCOP của huyện Ba Vì mang lại niềm tự hào cho người dân địa phương.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm