| Hotline: 0983.970.780

Nơi điều trị Covid-19 lớn nhất tỉnh Yên Bái

Thứ Hai 07/03/2022 , 09:18 (GMT+7)

Kể từ khi bùng phát dịch Covid-19, Bệnh viện Phổi trở thành nơi điều trị Covid-19 lớn nhất tỉnh Yên Bái, đã cứu chữa cả nghìn bệnh nhân thoát lưỡi hái tử thần…

Lấy mẫu xét nghiệm cho các bệnh nhân. Ảnh: Thái Sinh.

Lấy mẫu xét nghiệm cho các bệnh nhân. Ảnh: Thái Sinh.

Tôi không thể ngờ mình lại trở thành bệnh nhân bất đắc dĩ của Bệnh viện Phổi khi đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái thì nhiễm Covid-19. Quả thật, tôi rất hoang mang phải đối mặt của căn bệnh thế kỷ đến nỗi rơi mất một số giấy tờ khi nhập viện mà không biết mình đánh rơi lúc nào.

Lần đầu tiên bước chân vào Bệnh viện Phổi trước các thầy thuốc người nào cũng mặc “áo giáp” trắng toát đang chăm sóc cho những bệnh nhân mà gương mặt người nào cũng tỏ ra lo lắng, nhiều người đang phải thở máy, không ai nói chuyện với ai giống như những cái bóng đi lại vật vờ như những bóng ma. Khiến tôi rất lo lắng và không hiểu mình sẽ được chữa trị ra sao?

Đúng 7 ngày điều trị ở đây tôi để tâm tìm hiểu, Bệnh viện Phổi chuyên chữa các bệnh về phổi cho người dân Yên Bái, khi dịch Covid-19 bùng phát tỉnh Yên Bái chuyển thành bệnh viện điều trị Covid-19. Những ngày đầu Bệnh viện đón các  bệnh nhân về/đến Yên Bái dương tính Covid-19 từ các tỉnh phía phía Nam và các tỉnh có dịch: Bắc Ninh, Bắc Giang và những người nhập cảnh vào Yên Bái với 63 trường hợp.

Khi đợt dịch thứ tư bùng phát, nhất là sau Tết Nhâm Dần 2022 số bệnh nhân F0 tăng chóng mặt, từ vài chục ca đến nay tỉnh Yên Bái mỗi ngày có trên 2.300 ca tập trung ở TP.Yên Bái và TX.Nghĩa Lộ. Vì thế, mỗi ngày Bệnh viện đón từ 20-25 bệnh nhân từ khắp các địa phương, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng, do tuổi cao chưa tiêm vắc xin và những bệnh nhân là đồng bào dân tộc thiểu hiểu biết kém…

Đây là kịch bản đã được dự liệu, Bệnh viện đã được trang bị 16 máy thở trong đó có 10 máy xâm nhập, 6 máy không xâm nhập, 30 máy tạo oxy lưu động dùng cho các phòng không có họng thở oxy, 10 máy đo SPO2 loại to và 200 SPO2 loại nhỏ, mấy siêu âm 4D, máy sinh hóa, huyết học, máy XQ kỹ thuật số và 1 máy XQ lưu động mượn của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Về lực lượng các thầy thuốc, Bệnh viện có 15 bác sĩ, 16 điều  dưỡng, có thể nói là rất mỏng, đầu tháng 12/2021 do tình hịch dịch bệnh hết sức phức tạp Bệnh viện đã phải đề nghị Sở Y tế tăng cường nhân lực tại các Trung tâm y tế huyện, đã nhận 6 bác sĩ và điều dưỡng, đây là những người đã đi chống dịch tại các tỉnh phía Nam có nhiều kinh nghiệm trong công tác điều trị.

Bác sĩ giúp đỡ người nhà khiêng các bệnh nhân cao tuổi đi chụp phổi. Ảnh: Thái Sinh.

Bác sĩ giúp đỡ người nhà khiêng các bệnh nhân cao tuổi đi chụp phổi. Ảnh: Thái Sinh.

Trao đổi với các bác sĩ điều trị, tôi được biết nhiều người ở xuyên Tết từ ngày 31/12/2021 đến nay chưa được về thăm nhà dù một lần, trong đó không ít người có hoàn cảnh khó khăn, con nhỏ hoặc còn đang đi học, cha mẹ già yếu, ốm đau.. nhưng do công việc hàng ngày tiếp xúc với các F0 bản thân họ không biết bị nhiễm bệnh lúc nào nên không thể về, nhỡ lây bệnh cho người trong gia đình thì càng khổ hơn.

Tiêm thuốc điều trị cho các bệnh nhân. Ảnh: Thái Sinh.

Tiêm thuốc điều trị cho các bệnh nhân. Ảnh: Thái Sinh.

Bác sĩ Hà Thị Huyền Trang cho hay: Cả hai vợ chồng tôi đều làm trong ngành y, chồng ở Bệnh viện Đa khoa, gia đình anh ấy ở tận Thác Bà hiện đang đi học, chúng tôi có một cháu trai 18 tháng nên phải gửi cho bà ngoại ở xã Âu Lâu trông giúp. Khi dịch bùng Covid-19 bùng phát, nhất là khi bệnh nhân vào viện mỗi ngày một đông thì chúng tôi 24/24 giờ đều có mặt tại bệnh viện, muốn về cũng không thể về được. Chỉ đến tối, khi công việc điều trị đã đỡ tôi và các chị em ở đây mới có thời gian gọi điện hoặc Zalo để trò chuyện với con và gia đình, hỏi thăm con cái học hành thể nào, sức khỏe bố mẹ ra sao…

Theo bác sĩ, PGĐ Bệnh viện Nguyễn Thành Phương số người ở xuyên Tết rất nhiều, như các bác sĩ Nông Thu Hà, Nguyễn Thị Linh, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Dịu…các điều dưỡng: Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trần Thị Thúy…mà anh không thể nhớ hết. Anh cho hay: Tôi là PGĐ của Bệnh viện, nhưng kể từ Tết đến nay chưa bước chân ra ngoài, suốt ngày quay như chong chóng với bệnh nhân…

Theo báo cáo nhanh, tổng số bệnh nhân F0 đến điều trị tại Bệnh Phổi từ ngày 27/11/2021 đến 4/3/2022 là 1.275 người, số ra viện là 1.183 người, hiện đang điều trị 92 người.  

Mang cơm cho các bệnh nhân nặng. Ảnh: Thái Sinh.

Mang cơm cho các bệnh nhân nặng. Ảnh: Thái Sinh.

Nhìn các bác sĩ điều trị bệnh Covid-19 ở Bệnh viện Phổi không thể nhận ra ai với ai, có người phải viết tên sau áo để bệnh nhân gọi. Mùa đông còn dễ chịu, còn những ngày hè sắp tới quả là cực hình đối với họ khi phải mặc trên người bộ “áo giáp” kín mít chỉ trừ đôi mắt. Nhìn những tấm kính bảo hộ che mặt mờ hơi nước tự nhiên lòng tôi nhói đau, không thầy thuốc ở đâu lại cực khổ như các thầy thuốc điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Điều tôi ấn tượng nhất là khẩu hiệu của Bệnh viện: Người bệnh đến đón tiếp niềm nở; Người bệnh ở chăm sóc tận tình; Người bệnh về dặn dò chu đáo. Phải chăng thế mà các thầy thuốc ở đây không quản ngại gian khổ, hàng giây hàng phút đối mặt với hiểm nguy tận tâm, tận lực với người bệnh.

Bác sĩ, GĐ Bệnh viện Bạch Xuân Thủy: Trước khi nhận nhiệm vụ được giao chữa bệnh Covid-19 chúng tôi đã xác định đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Nhưng với quyết tâm tất cả vì sức khỏe người bệnh, nên tất cả chúng tôi không quản ngại gian khổ nhiệt tâm phục vụ người bệnh. Mặc dù cơ sở vật chất chữa bệnh và điều kiện ăn ở cho các thầy thuốc của Bệnh viện còn nhiều thiếu thốn, nhưng không một ai ngã lòng…

Bệnh viện đã lập nhóm Zalo liên hệ với các bệnh nhân đang điều trị, hàng trăm lời cảm ơn của các bệnh nhân khỏi bệnh khi ra viện, xin được trích một số tài khoản, điều đó khẳng định niềm tin của người bệnh đối với cơ sở điều trị Covid-19 lớn nhất tỉnh Yên Bái.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.