| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Đà Lạt kiếm bộn tiền từ giống dưa hấu tí hon

Thứ Bảy 16/11/2019 , 09:40 (GMT+7)

Mỗi ngày, 2 sào dưa hấu tí hon Nam Mỹ cho gia đình anh Nguyễn Định thu hoạch trên 100kg trái. Với giá hiện nay, mỗi ngày gia đình anh thu về trên 7 triệu đồng. 

Năm 2015, anh Nguyễn Định, ngụ phường 8, TP Đà Lạt, Lâm Đồng được người bạn chia sẻ về giống dưa hấu tí hon Nam Mỹ hay còn gọi là dưa Pepino nên tìm hiểu quy trình sản xuất. 
Sau khi nhập giống, anh dành một khoảng vườn rộng 200m2 để trồng thử nghiệm. Cây "bén duyên" với đất, khí hậu Đà Lạt nên sinh trưởng tốt và sau 4 tháng thì cho thu hoạch lứa trái đầu tiên.
Đến nay, gia đình anh Định đã mở rộng diện tích trồng dưa Pepino lên 2.000m2. Toàn bộ cây được trồng trong nhà kính với điều kiện chăm sóc đặc biệt nên năng suất cao.
Anh Nguyễn Định cho biết: "Mỗi ngày gia đình thu hoạch trên một tạ dưa Pepino và đóng gói bán cho các cửa hàng trái cây trong nước". Cũng theo chủ vườn, hàng ngày, anh mở cửa trang trại để khách du lịch ghé tham quan, chụp hình lưu niệm. Khách thích thú với trái cây độc lạ nên cũng thường xuyên mua để thưởng thức.
Giống dưa Pepino có thân mỏng mảnh và mỗi thân có thể vươn dài từ 2-3m. Để cây phát triển tốt, chủ vườn sử dụng dây dù giúp cây vươn thẳng đứng. 
Theo chủ vườn, mỗi gốc dưa pepino có vòng đời khá dài và cho thu hoạch ổn định trong 2 năm liên tiếp. Với mức giá khoảng 50.000-70.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi ngày gia đình anh Nguyễn Định thu về gần 7 triệu đồng. 
Quả dưa pepino có vỏ mỏng, hạt nhỏ và mùi thơm nên nhiều người ưa thích.  
Trung bình, mỗi trái dưa tí hon Nam Mỹ ở vườn gia đình anh Định nặng khoảng 0,2-0,3 kg. Sau khi thu hoạch, chủ vườn bọc trái cây vào một lưới xốp mềm để giúp nông sản không bị trầy, dập rồi đóng thùng... chuyển cho đối tác.   
Gia đình anh Nguyễn Định cũng áp dụng quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao giá trị cho nông sản. Ở vườn dưa, anh thường sử dụng những tấm keo bắt côn trùng để bảo vệ cây trồng. 
Thân dưa Pepino vươn dài và cho nhiều cành, lá. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt và chất lượng trái cao, người trồng thường cắt tỉa lượng lớn cành, lá. 
Hiện nay, cùng với việc phát triển giống dưa tí hon Nam Mỹ, gia đình anh Nguyễn Định cũng trồng cà chua, rau ăn lá, bí ngô... để phát triển kinh tế. Những năm gần đây, vườn cây của gia đình anh này là điểm đến tham quan học hỏi của nhiều cá nhân, tổ chức nông dân trong và ngoài tỉnh.

Xem thêm
Xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’ trước ngày 20/11/2024

Nâng cao vị thế cho ‘vàng xanh’ của Việt Nam. Xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’ trước ngày 20/11/2024. Giá đậu tương giảm, người chăn nuôi hưởng lợi. Giá heo hơi tăng ở cả 3 miền.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Huyện biên giới Bù Đốp khởi sắc nhờ công trình thủy lợi 51 tỷ đồng

Bình Phước Là một huyện biên giới thuần nông, kinh tế Bù Đốp đã có nhiều thay đổi đáng kể nhờ sự đầu tư vào các công trình thủy lợi, đặc biệt là hồ đập Bù Tam.