| Hotline: 0983.970.780

Lãi cả trăm triệu đồng từ vườn hồng vuông

Thứ Hai 16/12/2019 , 06:20 (GMT+7)

Người dân thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng phấn khởi khi giá hồng vuông đồng ở mức cao. Mỗi ha, nông sản có thể cho chủ vườn thu về hàng trăm triệu đồng/vụ. 

Thời gian này, người dân ở thị trấn Dran bắt đầu bước vào vụ thu hoạch chính của cây hồng vuông đồng.   
Vùng Dran là nơi tập trung diện tích cây hồng nhiều nhất của huyện Đơn Dương. Tại đây, hồng bao gồm vuông tám hải, vuông đồng, hồng trứng... Trong đó, hồng vuông tám hải và hồng trứng đều đã chín và được nông dân thu hoạch hết.  
Hồng vuông đồng là nông sản cho thu hoạch muộn và thường tập trung từ nay đến Tết Nguyên đán. 
Anh Lê Trần Phúc Cương, người làm vườn tại thị trấn Dran cho biết, giá hồng vuông đồng hiện ở mức 20.000-25.000 đồng/kg. "Dịp cận tết, giá có thể lên đến 45.000-50.000 đồng/kg. Đây là cây dễ trồng, năng suất cao và lợi nhuận cũng cao", anh Cương chia sẻ.
Theo anh Cương, trong vườn, cây nào cũng sai trái và mỗi cây cho thu từ 100-150kg trái/vụ. Có nhiều canh bị gãy cành do sức nặng của quả
Theo người dân, trồng cây hồng vuông đồng không tốn nhiều công sức. Sau khi thu hết trái, người dân tập trung vào cắt tỉa cành, tưới nước, bón phân... sau đó chờ cây sinh trưởng và cho trái ở vụ tiếp theo. 
Ông Nguyễn Văn Hai, nông dân thị trấn Dran cho biết, gia đình ông chuyên canh 2 sào hồng vuông đồng. Mùa vụ năm 2018, cây cho thu hoạch hơn 7 tấn trái. "Năm nay cây phát triển tương đối tốt, trái nhiều nên chắc gia đình tôi thu về khoảng 7,5 tấn. Trừ chi phí cũng lãi được gần 80 triệu đồng", ông Hai chia sẻ. 
Hồng vuông đồng năng suất cao, giá trên thị trường hiện nay khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg nên người trồng có thể đạt lợi nhuận trên 300 triệu đồng/ha.
Tại thị trấn Dran, nhiều cơ sở đứng ra bao tiêu hồng cho người dân và sơ chế, đóng gói xuất đi các tỉnh trên toàn quốc. 
Bà Lê Thị Bé, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương cho biết, địa phương có khoảng 1.000ha cây hồng các loại. Trong đó bao gồm trồng xen và chuyên canh. 
"Hiện nay, các sản phẩm hồng của địa phương chủ yếu tiêu thụ tự do nên chịu sự biến động giá của thị trường. Thời gian tới, địa phương vẫn tiếp tục phát triển các sản phẩm hồng nhưng vẫn giữ nguyên diện tích 1.000ha", bà Lê Thị Bé cho biết.

 

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.