| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Đắk Lắk đối mặt nhiều thách thức

Thứ Năm 04/07/2024 , 18:27 (GMT+7)

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk đạt 17.805 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Ngày 4/7, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk, năm 2024, ngành nông nghiệp Đắk Lắk vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như chi phí sản xuất nông nghiệp tăng cao; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn, thiên tai khó lường, mưa lũ có khả năng xảy ra liên tục từ tháng 9 - 10 ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp Đắk Lắk đối mặt nhiều thách thức. Ảnh: Quang Yên.

Ngành nông nghiệp Đắk Lắk đối mặt nhiều thách thức. Ảnh: Quang Yên.

Ngoài ra, việc hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, tập trung, sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận còn hạn chế. Số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít, quy mô nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp, hành vi vi phạm của các đối tượng ngày càng tinh vi, manh động...

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho biết, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định, nông nghiệp là một trong ba lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên đầu tư, là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo ông Dương, ngành nông nghiệp Đắk Lắk tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tái cơ cấu ngành theo hướng tập trung sản xuất, tạo những vùng sản xuất có giá trị chất lượng cao; liên kết hợp tác, nâng cao chất lượng hợp tác xã; thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Đắk Lắk phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hội nhập, thích ứng với biển đổi khí hậu; phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch; thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; quản lý, bảo vệ phát triển, sử dụng rừng và đất rừng có hiệu quả, bền vững…

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, nông nghiệp là một trong 3 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên đầu tư, là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ảnh: Quang Yên.

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, nông nghiệp là một trong 3 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên đầu tư, là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ảnh: Quang Yên.

Trước đó, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương chỉ đạo chặt chẽ mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bố trí cơ cấu giống phù hợp với diễn biến thời tiết và tín hiệu của thị trường; tăng cường kiểm soát dịch bệnh. Cùng với đó, giá cả các mặt hàng nông sản như cà phê, lúa, ca cao, hồ tiêu, sầu riêng… tăng cao, góp phần ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh Đắk Lắk đạt 17.805 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023. Vụ đông xuân 2023 - 2024, tỉnh gieo trồng được 69.171 ha, đạt 119,9% kế hoạch, tăng 1.400 ha so với cùng kỳ năm 2023. Tỉnh hiện có trên 367.700 ha cây công nghiệp lâu năm, tăng 9.790 ha so với cùng kỳ năm 2023.

Tại Đắk Lắk, đàn vật nuôi được duy trì ổn định. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản duy trì phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, một số cơ sở tiếp tục phát triển nuôi trồng các loài thủy sản đặc sản. Lũy kế đến nay, tỉnh có 78/151 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tăng 4 xã so với cùng kỳ năm 2023, bình quân đạt 16,13 tiêu chí/xã và đã có 237 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Nông nghiệp Đắk Lắk có tiềm năng nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn. Ảnh: Quang Yên.

Nông nghiệp Đắk Lắk có tiềm năng nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn. Ảnh: Quang Yên.

Bên cạnh đó, tỉnh hiện có 569 hợp tác xã, 229 tổ hợp tác và 868 trang trại; tăng 70 hợp tác xã, 3 tổ hợp tác, 25 trang trại so với cùng kỳ năm 2023. Một số công tác khác như cải cách hành chính và chuyển đổi số, khuyến nông, xúc tiến thương mại... được ngành đẩy mạnh thực hiện, đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất.

Xem thêm
Nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Ninh Thuận Mô hình nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế tăng trên 10% so với chăn nuôi đại trà.

Phòng, chống bệnh động vật, khống chế dịch tả heo Châu Phi

Kiên Giang Bệnh dịch tả heo Châu Phi đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi, môi trường và nguồn cung thực phẩm.

Phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ

SƠN LA Thiệt hại do sâu đục lá cà chua Nam Mỹ gây ra có thể lên tới 80 - 100% nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...