| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Việt Nam 2023: Nhiều điều 'lần đầu tiên' và nhiều cái 'nhất'

Thứ Bảy 30/12/2023 , 08:04 (GMT+7)

2023 là năm ngành nông nghiệp chứng kiến nhiều kết quả tốt trên tất cả các lĩnh vực, nhiều điều 'lần đầu tiên' và nhiều cái 'nhất'. 

Nhiều điều 'lần đầu tiên' và nhiều cái 'nhất'

Chiều 29/12, Bộ NN-PTNT tổ chức họp báo công bố kết quả công tác năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024. 

Điểm lại những kết quả chính của ngành nông nghiệp năm 2023, ông Nguyễn Văn Việt - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN-PTNT) thông tin, đây là năm chứng kiến nhiều kết quả tốt trên tất cả các lĩnh vực, nhiều điều “lần đầu tiên” và nhiều cái “nhất”. 

Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là về thị trường xuất khẩu lâm sản và thủy sản, song giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) tăng cao, ước đạt 3,83%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì buổi họp báo công bố kết quả công tác năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì buổi họp báo công bố kết quả công tác năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024.

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô (sản lượng lúa đạt 43,4 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2022, sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,6 triệu tấn, tăng 3,5%; sản lượng thủy sản 9,3 triệu tấn, tăng 2,9%). 

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 53,01 tỷ USD, xuất siêu đạt mức kỷ lục 12,07 tỷ USD, tăng 43,7% (chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước). Một số mặt hàng xuất khẩu tăng cao kỷ lục như: rau quả đạt 5,69 tỷ USD, tăng 69,2%, gạo đạt 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%). 

Nền nông nghiệp cũng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu một lượng lớn nông sản ra thế giới, khẳng định cam kết về an ninh lương thực trong khu vực và thế giới. 6 mặt hàng trên 3 tỷ USD: rau quả đạt 5,69 tỷ USD, gạo 4,78 tỷ USD, hạt điều 3,63 tỷ USD, cà phê 4,18 tỷ USD, tôm 3,38 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ 13,37 tỷ USD. 

Ông Việt cũng nhấn mạnh, lần đầu tiên lĩnh vực lâm nghiệp đã hoàn thành các thủ tục để chuyển nhượng thành công lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn carbon cho Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp thông qua Ngân hàng Thế giới (WB), thu về 1.200 tỷ đồng, góp phần phát triển lâm nghiệp.

Ngoài ra, ngành đã tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc gia và quốc tế như Festival quốc tế Ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng chống thiên tai...), qua đó giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu nông, lâm, thủy sản trong nước, khu vực và quốc tế, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nhất là việc phát động thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. 

Tập trung xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án lớn như Nghị quyết số 19 của Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tái cơ cấu ngành nông nghiệp…

Năm 2023 cả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó, có 256 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Có 270 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM.

Số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên tăng đều qua các tháng và đạt 11.000 sản phẩm (tăng 2.189 sản phẩm so với năm 2022). Nhiều hoạt động tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, Bộ cũng có sự cố gắng lớn trong công tác giải ngân, cải cách hành chính. 

Phấn đấu xuất khẩu 54 - 55 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, ngành NN-PTNT đặt mục tiêu, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3 - 3,5%, trong đó tốc độ tăng giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt tăng 2 - 2,2%; chăn nuôi là 4 - 5%; thuỷ sản là 3,7 - 4%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 54 - 55 tỷ USD. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 80%.

Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 42,02%, nâng cao chất lượng rừng; tốc độ tăng giá trị sản xuất của lâm nghiệp là 5 - 5,5%. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 58%. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới 82%.

z5021510968998_487b3b3c81cd91156da8316f6a543e3e

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng trong bối cảnh khó khăn, ngành nông nghiệp vẫn về đích nhiều mục tiêu quan trọng, có nhân tố mới xuất hiện tích cực, có dấu hiệu bền bững. Ảnh: Linh Linh.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, toàn ngành nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn, nhất là nông nghiệp bền vững, minh bạch và có trách nhiệm; thực hiện chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông, lâm, thủy sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng...

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng trong bối cảnh khó khăn, ngành nông nghiệp vẫn về đích nhiều mục tiêu quan trọng, có nhân tố mới xuất hiện tích cực, có dấu hiệu bền vững. Đây là kết quả của sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, phối hợp giữa trung ương và địa phương, sự chung sức, đồng lòng của doanh nghiệp và người dân. 

Triển khai nhiệm vụ năm 2024, Thứ trưởng Bộ NNN-PTNT Phùng Đức Tiến nêu rõ, nhiều ngành hàng xuất khẩu đã đạt những kỳ tích mới, có tín hiệu xuất khẩu tốt sẽ tạo tiền đề để năm 2024 ngành nông nghiệp tăng tốc trong xuất khẩu, đạt mục tiêu từ 54 tỷ đến 55 tỷ USD. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến gợi mở một số trọng tâm của ngành cho năm 2024. Theo đó, trên nền tảng những kết quả đã đạt được và để tiếp tục đẩy mạnh mô hình tăng trưởng thực chất, hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế trong năm 2024 dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, ngành NN-PTNT vẫn đặt mục tiêu phát triển với nhiều chỉ tiêu đề ra. 

Xem thêm
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chính sách tín dụng đối với lâm sản, thủy sản

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT chủ động chỉ đạo các giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn, bảo đảm sản xuất, thúc đẩy, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).