| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn là nơi gìn giữ trọn vẹn đời sống tinh thần, bản sắc văn hoá dân tộc

Thứ Bảy 17/12/2022 , 10:30 (GMT+7)

Trong khi đô thị được xem là hình ảnh đại diện cho mức độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thì nông thôn chính là nơi gìn giữ trọn vẹn đời sống tinh thần, bản sắc văn hoá dân tộc, giá trị tinh thần cốt lõi.

LTS: Ngày 17/12,  Hi tho Văn hóa 2022 khai mc ti Trung tâm Văn hóa Kinh Bc, tnh Bc Ninh. B trưng B NN-PTNT Lê Minh Hoan có bài tham lun v văn hóa trong xây dng nông thôn mi. Xin trân trng gii thiu ti bn đc. Ta do tòa son đt.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan có bài tham luận về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới tại Hội thảo Văn hóa 2022 khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh ngày 17/2. Ảnh: VGP.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan có bài tham luận về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới tại Hội thảo Văn hóa 2022 khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh ngày 17/2. Ảnh: VGP.

Trong tiếng Anh, nông nghiệp là “agriculture. Trong đó, “culture, ngoài nghĩa “gieo trng, canh tác”, còn có nghĩa là “văn hoá”. Như cái duyên, tôi vừa gắn bó với nông nghiệp, vừa trăn trở về văn hoá. Không phải là nhà văn hoá học, tôi chỉ xin chia góc nhìn thực tiễn, giữa “nông nghip, nông dân, nông thôn”“văn hoá - xã hi”. Có những vấn đề tiếp cận bằng thể chế, chính sách và nguồn lực, nhưng cũng có thể có cách tiếp cận bằng nguồn lực xã hội, xác định ngưi dân là trung tâm”. Trước khi bắt tay thực hiện bất cứ việc gì, hãy chiêm nghiệm về giá trị chiều sâu của việc ấy.

Tôi xin nêu một điều đáng để chúng ta suy ngẫm. Đó là Chương trình Làng Mới - Saemaul Undong của Hàn Quốc. Saemaul Undong đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, góp phần tạo nên sức bật cho cả đất nước Hàn Quốc. Điều đặc biệt được UNESCO vinh danh là di sản văn hoá nhân loại. Vì sao một chương trình đổi mới nông thôn lại chứa đựng giá trị lan toả toàn cầu? Đấy chính là nhận thức về văn hoá như “sc mnh mm”, “ngun lc mm”, thúc giục sự thay đổi một địa phương, một đất nước.

Hội thảo Văn hóa 2022 khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh sáng 17/12. Ảnh: VGP.

Hội thảo Văn hóa 2022 khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh sáng 17/12. Ảnh: VGP.

Qua hơn 10 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được đánh giá đã đạt được thành tựu “to ln, toàn din và có tính lch s”. Bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, tiện ích xã hội được nâng lên, thu nhập người dân cải thiện dần. Đi xa lâu ngày trở về, bỗng thấy lạ mà hình như quen, ngỡ quen mà hình như sao thấy lạ. Nhưng nhìn nơi này nơi kia, hình như còn thiếu điều gì đó đã ăn sâu vào tâm thức. Nhiều nơi hiện đại hơn, nhưng dường như thô ráp, vô hồn “đng phc hoá”, lạc lõng với khung cảnh làng quê.

Kiến trúc truyền thống dựa vào phong thổ và văn hoá bản địa. Mỗi địa phương có thiên nhiên khác biệt. Mỗi dân tộc anh em trầm tích những bản sắc văn hoá riêng. Tuy nhiên, thật trăn trở trước sự “sao chép” thiếu chọn lọc. Đường hoá phố, phố trong làng, vui mừng xen lẫn tiếc nuối. Làng cao lên, làng to ra, nhưng con người lại dần xa nhau.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong Hội nghị Văn hoá toàn quốc vừa qua: “Nhiu di sn văn hóa quý báu ca dân tc có nguy cơ b xung cp, mai mt, thm chí b tiêu vong”. Đã đến lúc chúng ta cần có cách tiếp cận rộng hơn, sâu hơn về giá trị nông thôn.

Múa khèn bên không gian truyền thống của đồng bào người Mông.

Múa khèn bên không gian truyền thống của đồng bào người Mông.

Nông thôn là nơi cân bng cm xúc. Nông thôn là nơi con người sống hài hoà với nhau, hài hoà với môi trường thiên nhiên. Những con đường làng quanh co, rộng thoáng, "y chen lá, đá chen hoa”. Những mương nước trong veo, những tường rào gỗ mộc mạc phủ mảng dây leo. Ao làng vừa lưu giữ truyền dấu tích một thời ngày xưa, vừa cân bằng nhiệt độ, không khí, môi trường sống cũng trong lành hơn. Con người hạnh phúc khi sống trong không gian tràn đầy cảm xúc, với những hình ảnh quen thuộc như thế.

Khi con người mưu cầu cuộc sống vật chất tốt hơn, thì không tránh khỏi xung đột về lợi ích, tính cố kết cộng đồng dần mất đi. Khi ấy,“đèn nhà ai ny sáng, rung nhà ai ny làm”, sự so đo, đố kỵ làm rạn nứt tình làng nghĩa xóm. Con người luôn tồn tại hai trạng thái cảm xúc: tích cực và tiêu cực. Văn hoá giúp cân bằng cảm xúc, tạo ra cảm xúc tích cực, hạn chế cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tích cực giúp tạo ra xã hội nông thôn hài hoà.

Nông thôn còn là không gian văn hoá. Văn hoá bao gồm vật thể và phi vật thể. Tất cả đều tạo ra cảm xúc cho người làng. Người làng kết nối lại thành cộng đồng dân cư làng, xã hội làng. “L làng”, những quy tắc ứng xử, không phải để vượt lên “Phép nưc”, mà giúp cho pháp luật được tiếp nhận một cách tự nguyện. Về mặt nào đó, “l làng” cũng là văn hoá đặc sắc ở nông thôn.

Nông thôn cn đưc xem là tài nguyên phát trin. Tôi rất ấn tượng câu khẩu hiệu của đất nước làm nên kỳ tích Saemuel Udong: “Nông nghip là sinh mng. Nông thôn là tương lai”. Theo đó, xây dựng nông thôn mới hướng đến hai mục tiêu chính. Th nht, để người làng quê trân quý những giá trị truyền thống cha ông để lại. Th hai, để nông thôn trở thành tài nguyên phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Làng quê giàu bản sắc, đậm chất văn hoá, sẽ là sức hút khách phương xa tìm đến khám phát những nét tinh hoa.

Theo kinh tế học hiện đại, phát triển không chỉ dựa vào nguồn vốn kinh tế, mà còn có cả các nguồn vốn phi kinh tế: “vn văn hoᔓvn xã hi”. Cách tiếp cận như trên rộng hơn và sâu hơn cách tiếp cận hẹp trước đây.

Nông thôn cn đưc xem là mt di sn. Trong khi đô thị được xem là hình ảnh đại diện cho mức độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thì nông thôn chính là nơi gìn giữ trọn vẹn đời sống tinh thần, bản sắc văn hoá dân tộc, giá trị tinh thần cốt lõi. Không chỉ là không gian sống hữu hình, nông thôn còn là không gian tâm thức, trong đó văn hoá tạo ra giá trị tâm thức. Đó chính là các yếu tố để nông thôn trở thành di sản.

Nghi lễ tính ngưỡng, tâm linh dân gian, nếu biết phát huy, sẽ tạo ra dòng chảy tâm thức trong cư dân nông thôn. Lễ hội tịch điền, thờ phụng Thần nông, các vị Thần hoàng làng, tưởng nhớ tổ làng nghề,… là những nét văn hoá đậm chất nhân văn, nối kết con người với truyền thống lịch sử, giúp con người sống tử tế hơn, an bình hơn, văn minh hơn.

Khi “ly ngưi dân làm trung tâm”, cần xây dựng không gian sinh hoạt chung cho cư dân nông thôn. Đó là nơi trưng bày giới thiệu văn hoá vật thể và phi vật thể, lịch sử quá trình hình thành làng xã, phòng đọc sách, nông cụ truyền thống, sản phẩm làng nghề… Gần đây, nhiều nơi hình thành các không gian sinh hoạt cộng đồng như Hội quán, Ngôi nhà Trí tuệ, Nông hội,… với chức năng tương tự. Tính cộng đồng từ đây, tri thức hoá người làng từ đây, một cộng đồng cư dân làng hài hoà cũng được tạo lập từ đây.

Ai trong chúng ta không yêu làng quê của mình, nhưng rồi bỗng một ngày nơi ấy chỉ còn trong khắc khoải. Bôn ba chốn thị thành, hình ảnh làng quê chỉ còn mờ ảo như những cuộn khói mùa đốt đồng. Rồi cũng đôi khi trở về nơi mình ra đi như một cuộc du ngoạn, về rồi vội vã rời đi. Vội vã có khi vì công việc, mà cũng có khi vì nơi ấy không còn cảm xúc thân thuộc như ngày nào.

Xây dựng nông thôn mới là vun đắp tinh thần con người. Khi và chỉ khi người dân được học, hiểu và cảm thụ được, thì mới tự giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá. Khi và chỉ khi văn hoá len lỏi vào từng gia đình, thì những danh hiệu “văn hoá” mới đi vào thực chất và biến thành nguồn vốn phục vụ phát triển. Khi và chỉ khi những giá trị văn hoá được thế hệ trẻ trân trọng đón nhận và phát triển phù hợp xu thế thời đại, văn hoá mới mãi trường tồn.

Tôi xin đề xuất những kiến nghị sau đây: Mt là, cần có Chương trình Mục tiêu Quốc gia về “Gìn gi và phát huy giá tr văn hoá nông thôn trong tiến trình công nghip hoá, hin đi hoá đt nưc”. Chương trình nhằm cụ thể hoá Luật Di sản Văn hoá, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc 2022. Chương trình huy động nguồn lực xã hội cùng tham gia hành động vì một Việt Nam hùng cường, giàu bản sắc, tự tin đóng góp cho kho tàng văn hoá nhân loại.

Hai là, cần có những chương trình giảng dạy văn hoá nông thôn trong các đoàn thể, tổ chức xã hội, chú trọng nhóm đối tượng học sinh là thế hệ tiếp nối, giữ gìn cho dòng chảy văn hoá dân tộc liên tục. Chúng ta đang đối mặt với những hiện tượng báo động trong xã hội gần đây như: bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em, xung đột đường phố. Đã có những đứt gãy văn hoá nông thôn.

Ba là, với ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hoá nông thôn, cần đến tư duy hệ thống và hành động hệ thống. Văn hoá không thể áp đặt một cách khiên cưỡng. Cần xây dựng những tiêu chí về văn hoá nông thôn có thể đo lường được. Cần trao quyền cho người dân trong sứ mạng giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá.

Một lần nữa tôi xin trích dẫn chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư: “Quan tâm hơn na đến vic bo tn, tôn to và phát huy các giá tr văn hóa dân tc, các giá tr văn hóa vt th và phi vt th ca các vùng, min, ca đng bào các dân tc, kết hp vi tiếp thu tinh hoa văn hóa ca thi đi”. Như vậy, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá có ý nghĩa sâu sắc đến sự phát triển bền vững cho đất nước. Chúng ta cùng nhau hành động, đừng để bản sắc dân tộc mất dần đi trong nỗi tiếc nuối, trong lời cảm thán “giá như”!

Xem thêm
Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Tình nguyện hiến đất làm kè chống sạt lở bờ sông

Hà Tĩnh Hơn 30 hộ dân ở huyện Hương Khê đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất làm dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.