| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn nội thành là một

Thứ Năm 27/12/2012 , 12:32 (GMT+7)

Để hiểu rõ hơn về cuộc di tản khổng lồ năm 1972, chúng tôi tìm gặp thượng tá Trần Việt Anh (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam)...

Trước quyết tâm đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá của Hoa Kỳ, để bảo đảm an toàn, hàng nghìn gia đình sống ở nội đô Hà Nội phải sơ tán ra ngoại thành và các tỉnh lân cận. Tại đó, họ được chính quyền và người dân địa phương đón tiếp nồng hậu như anh em một nhà.

THÊM BẠN TRONG LỬA ĐẠN

Để hiểu rõ hơn về cuộc di tản khổng lồ năm 1972, chúng tôi tìm gặp thượng tá Trần Việt Anh (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam) và được biết, trước khi cuộc tập kích chiến lược bằng B52 diễn ra, Hà Nội đã huy động 370 ôtô các loại chở hơn 30 vạn người ra khỏi nội thành, đưa số người sơ tán khỏi nội thành lên tới gần 55 vạn. Những nhà máy, xí nghiệp không thể sơ tán đã được ngụy trang, bảo vệ chu đáo... Nhờ đó đã hạn chế được thiệt hại về người và của, nhất là tại một trung tâm đầu não như Hà Nội.

Đã 40 năm trôi qua, nhưng ông Trần Đình Ngân (77 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai vẫn còn nguyên trong ký ức về 12 ngày đêm lịch sử. Do có một đơn vị tên lửa đóng trên địa bàn (nay là Trường đào tạo không quân) nên xã Tân Hưng được xác định là vành đai bảo vệ Thủ đô. Trước và trong thời gian Mỹ đẩy mạnh ném bom tàn phá Hà Nội và miền Bắc nước ta, Tam Hưng được giao nhiệm vụ tiếp nhận các cơ quan và nhân dân từ Thủ đô về sơ tán. Theo thống kê, trong 12 ngày đêm giặc leo thang đánh phá Hà Nội, xã Tam Hưng đã tiếp nhận gần 600 người từ nội thành về lánh nạn.


Ông Trần Đình Ngân, nguyên Chủ tịch xã Tam Hưng

Theo sự giới thiệu của ông Ngân, chúng tôi tìm vào gia đình bà Nguyễn Thị Lệ Ngà ở thôn Tê Quả, xã Tam Hưng để biết được tinh thần tương thân tương ái của đồng bào ta trong lúc hoạn nạn. Bà Ngà tâm sự, nhận được thông báo của địa phương về việc tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong nội thành về sơ tán, gia đình nhanh chóng dọn dẹp hai căn nhà ngói, trong đó, dành riêng một căn nhà 3 gian cho Tỉnh ủy Hà Tây (cũ), căn còn lại bà thu xếp cho 4 người trong gia đình và dành chỗ cho 4 - 5 người từ phố Khâm Thiên, Phương Mai nơi bị ném bom ác liệt nhất về sơ tán.

“Dù diện tích chật hẹp nhưng các hộ dân đều cố gắng bố trí chỗ ăn, ngủ và nấu nướng cho các gia đình từ nội thành Hà Nội. Trong thời gian ấy, ngôi nhà nào của thôn Tê Quả cũng cưu mang từ một đến vài ba gia đình về sơ tán. Chúng tôi giúp nhau từ bó củi, mớ rau, con cá và các gia đình về sơ tán cũng hăng hái giúp người dân địa phương công việc đồng áng. Đến lúc chia tay, nhiều gia đình quyến luyến mãi không rời. Đến nay sau 40 năm, chúng tôi vẫn thường xuyên đi lại thăm hỏi, có công có việc vẫn mời nhau về chơi", bà Ngà xúc động tâm sự.

THỜI CHIẾN GIẺ RÁCH CŨNG QUÝ

Là địa phương có nhiều cơ sở quân sự quan trọng như kho cất giấu quân trang, quân dụng, khí tài của quân đội lại cận kề với sân bay Nội Bài nên xã Hiền Ninh huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phú cũ (nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội) là mục tiêu do thám, ném bom thường xuyên của quân địch. Trước tình hình đó, cuối năm 1972 công tác phòng không nhân dân được tiến hành khẩn trương, triệt để. Lực lượng dân quân tự vệ, các tiểu đội cứu thương, công binh của xã được chấn chỉnh lại đội ngũ và tăng cường luyện tập. Các hầm, hào, hố cá nhân được tu sửa và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến đấu mới. Hòa chung tinh thần sôi sục chiến đấu, hơn 100 hộ dân xã Hiền Ninh quyên góp lương thực, quần áo, tre nứa, lá... giúp các gia đình xã bạn bị thiệt hại nặng nề dựng lại nhà cửa, ổn định cuộc sống.


Một góc xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai hiện nay

Người dân xã Tam Hưng vẫn nhắc tới câu chuyện cậu bé Hoàng Văn Hà theo mẹ về tản cư tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng đã gói ghém một mảnh vỡ của máy bay gửi vào chiến trường cho cha là đại tá Hoàng Bình - Sư đoàn phó Sư đoàn 2 Bộ binh (Quân khu V). Rất có thể, món quà đơn giản của cậu con trai chính là động lực để đại tá Hoàng Bình cùng các đồng đội có thêm niềm tin, sức mạnh đánh tan quân xâm lược giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.

Năm nay bước sang tuổi 77, ông Dương Văn Lượng ở thôn Tân Thái, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Ninh ngày ấy vẫn không khỏi bồi hồi, xúc động khi nhắc lại ký ức hào hùng năm xưa. Ngày đó, lực lượng dân quân xã Hiện Ninh có nhiệm vụ phối hợp với quân đội bảo vệ 5 - 6 chiếc máy bay A32 đỗ trên các ngọn đồi thuộc thôn Nam Cương. Ngoài ra, dân quân xã còn làm nhận trách nhiệm phục vụ 2 trận địa tên lửa tại khu vực sân bay Nội Bài và 8 trận địa pháo.

Trong hai trận tập kích bằng B52 của địch ngày 28 - 29/12/1972 vào khu vực sân bay Nội Bài và các xã Tân Dân, Minh Trí, Thanh Xuân, xã Hiền Ninh đã huy động hàng trăm cán bộ, dân quân giúp đỡ hàng nghìn ngày công đào bốc hào hầm, cứu chữa nhà cửa, tài sản cho nhân dân các xã trên. Đặc biệt, xã đã tổ chức nhiều đợt chi viện san lấp hố bom, tu sửa đường băng để máy bay ta kịp thời cất cánh. Không những thế, cán bộ và nhân dân xã Hiền Ninh còn làm tốt công tác phát triển kinh tế, cung cấp trên 90 tấn thực phẩm, gần 1.500 tấn lương thực cho Nhà nước phục vụ chiến đấu.

Đặc biệt, trong thời gian Mỹ leo thang đánh phá Hà Nội, Hội Phụ nữ xã Hiền Ninh phát động phong trào thi đua yêu nước, trong đó các mẹ chiến sĩ đứng ra vận động nhân dân đóng góp hàng trăm kg rẻ rách để bộ đội lau chùi vũ khí trong bối cảnh súng đạn thiếu rẻ lau trầm trọng do chiến đấu liên tục. Ngoài ra, còn phục vụ tải thương, cứu thương, chính trong khói lửa chiến tranh, nhiều mẹ trong xã đã được các thương binh nhận làm mẹ nuôi như mẹ Dương Thị Hà, Nguyễn Thị Chín, Nguyễn Thị Đẩu… Qua đó mới thấy, thời chiến, ngay cả giẻ rách cũng trở nên có giá trị lạ thường.

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm