| Hotline: 0983.970.780

Nông trại kết hợp du lịch, giáo dục ngóng ngày 'bình thường mới'

Thứ Bảy 23/10/2021 , 10:50 (GMT+7)

Nông trại Ong Vàng nằm dưới chân cầu vượt cao tốc Bến Lức – Long Thành đang ngóng chờ ngày 'bình thường mới' để khôi phục hoạt động, dù phía Nam đã nới giãn cách...

“Nông trại chúng tôi thiên về giáo dục, phục vụ các bé mầm non, tiểu học hoạt động ngoại khoá. Giờ các cháu chưa đi học, nông trại chúng tôi chưa được mở cửa trở lại thì thật sự rất khó khăn”, chị Đại Ngọc Khánh Châu, Phó Giám đốc nông trại Ong Vàng tâm tư.

Với không khí trong lành, nhiều mảng xanh và xa trung tâm thành phố, lãnh đạo nông trại Ong Vàng tiếp tục đầu tư thêm khu vực thứ hai tại huyện Nhà Bè (TP.HCM), ngay khu vực dưới chân cầu vượt cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Đây là khu vực nông trại Ong Vàng 2 dự định đưa vào hoạt động vào tháng 9/2021 nhưng vì dịch Covid-19 bùng phát nên đành dời lại ngày mở cửa cho đến tận bây giờ. “Khu vực nông trại Ong Vàng 1 (nằm ở khu Bình Quới, Thanh Đa, quận Bình Thạnh) cũng tạm đóng cửa vì dịch, chờ ngày hoạt động lại.”, chị Khánh Châu kể.

Hoạt động chính của nông trại chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh tiểu học, mầm non và nhóm gia đình… (ảnh tư liệu của nông trại).

Hiện tại, tuy chưa được phép mở cửa trở lại nhưng nông trại vẫn duy trì một số hoạt động bên trong. “Mỗi tháng tại nông trại khu vực huyện Nhà Bè này, chúng tôi mất khoảng 100 triệu duy trì hoạt động, tính đến giờ cũng đã nửa năm. Chưa biết khi nào được mở cửa nhưng chúng tôi phải cố gắng duy trì hoạt động và tái đầu tư một số hạng mục”, chị Châu khá bận rộn điều phối công việc khi chia sẻ với phóng viên.

Anh Thanh (ngụ huyện Nhà Bè) chia sẻ: “Tôi cũng vừa xin được việc vào nông trại này mới vài ngày. Thu nhập hiện tại tầm 8 triệu/tháng, nhiệm vụ là chăm sóc vườn cho nông trại. Thành phố vừa hết giãn cách, tôi may mắn tìm được việc làm ngay nên khá vui".

Tính ít nói, chị Năm quê ở miền Tây bị kẹt lại ở TPHCM trong đợt dịch. Khi được hỏi về cuộc sống bị ảnh hưởng như thế nào trong đợt dịch, chị Năm chỉ nói: “Tôi may mắn được chủ cho ở lại, bao ăn ở, lương trả hơn 6 triệu một tháng. Tôi biết nói gì ngoài lời cám ơn”.

Ngồi bên cạnh vườn rau thuỷ canh vừa được ươm lại sau mấy tháng không có người chăm sóc, chị Châu nâng niu từng chiếc lá, kiểm tra quá trình phát triển của từng cây.

“Dịch dã đâu có đi mua được giống, luống rau thuỷ canh này cũng vừa được trồng lại mấy ngày nhưng lên nhanh lắm, chỗ này sẽ cho các bé trải nghiệm trồng rau, học các bài học cơ bản chăm sóc rau để các bé có thể trồng tại nhà. Những chậu rau như thế này sẽ là phần thưởng cho các bé mang về nhà sau khi trải nghiệm”, chị Châu nói khi cầm trên tay cây cải được trồng theo hình thức thuỷ canh.

“Chưa biết khi nào được mở cửa trở lại nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn đầu tư thêm một số hạng mục như chuồng nuôi gà vịt, khu nhà truyền thống dạy làm bánh, làm thủ công mỹ nghệ. Giờ chúng tôi rất mong nhà nước nhanh chóng cho mọi thứ trở lại trong điều kiện bình thường mới. Mấy tháng rồi, thực sự nhà đầu tư như chúng tôi đang rất nỗ lực. Nhiều gia đình, phụ huynh liên tục gọi hỏi chúng tôi khi nào mở cửa, cứ mỗi lần nghe như thế, tôi rất buồn”, chị Châu bùi ngùi nhìn nông trại của mình.

Ruộng lúa này của nông trại cũng đã được gieo trồng đợt hai, đợt một đã được “thu hoạch” trước đó hơn một tháng. "Phải trồng liên tục, đâu biết mình được mở cửa lúc nào. Lỡ như hoạt động, mình không chuẩn bị các hạng mục này thì lấy gì phục vụ khách", bà chủ nông trại lý giải.

“Mỗi một trải nghiệm, chúng tôi bố trí hai nhân viên đi kèm giáo viên chủ nhiệm. Ví dụ nếu đón đoàn 100 em thì chia khoảng 5 nhóm, mỗi nhóm như thế sẽ có 2 nhân viên của nông trại hỗ trợ hướng dẫn cho các bé. Đội ngũ nhân viên hướng dẫn chúng tôi thuê theo dạng thời vụ các bạn sinh viên đang theo học các ngành sư phạm, du lịch… giờ thì các bạn ấy cũng về quê hết rồi, muốn thuê cũng khó. Bởi nếu mở cửa trở lại, câu chuyện nhân sự cũng đau đầu lắm”, chị Châu ngao ngán.

Gian bếp này lãnh đạo nông trại cũng bỏ hàng trăm triệu đồng ra đầu tư nhưng nửa chừng rồi cũng bỏ lửng do đại dịch.

“Ngày xưa, nhóm chúng tôi nhận thấy các bé thiếu môi trường trải nghiệm thực tế nên đã mạnh dạn đầu tư vào đây, chính quyền địa phương cũng rất ủng hộ loại hình này. Giờ đây, vì đại dịch, chúng tôi đành phải nhìn đứa con tiền tỷ của mình đóng cửa chờ bình thường mới”.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền1

Phóng sự 16:37

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Phóng sự 10:18

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Phóng sự 06:28

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Phóng sự 09:11

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.

Kỳ bí rừng Nam Xuân Lạc: [Bài 2] Chuyến đi xuyên 18km đường rừng

Kỳ bí rừng Nam Xuân Lạc: [Bài 2] Chuyến đi xuyên 18km đường rừng

Phóng sự 06:00

Bắc Kạn Nam Xuân Lạc trù phú với những cây gỗ quý mấy người ôm không xuể, hệ động thực vật phong phú như vừa thúc giục vừa níu giữ bước chân lữ khách phương xa.

Gác lửa rừng 'nóng'

Gác lửa rừng 'nóng'

Phóng sự 08:00

Đồng Nai Mặc nắng nóng tới 40 độ C, những người ‘gác lửa’ rừng phòng hộ vẫn cần mẫn trực canh và tuần tra 24/24 giờ để bảo vệ bình yên cho rừng.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm