| Hotline: 0983.970.780

"Cuộc chiến" giữ rừng mùa khô hạn

Gác lửa rừng 'nóng'

Thứ Năm 11/04/2024 , 08:00 (GMT+7)

Đồng Nai Mặc nắng nóng tới 40 độ C, những người ‘gác lửa’ rừng phòng hộ vẫn cần mẫn trực canh và tuần tra 24/24 giờ để bảo vệ bình yên cho rừng.

Căng mình chống hạn cứu cây rừng

Nhận lời đưa chúng tôi vào các “điểm nóng” giữ rừng, anh Tô Thế Mạnh, cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc dắt xe Honda ra sân cẩn thận kiểm tra nhiên liệu và buộc chặt những vật dụng cần thiết rồi nổ máy, lao vút về cánh rừng.

Một số cây trong rừng phòng hộ Xuân Lộc bị chết vì không chịu nổi nhiệt của mùa khô. Ảnh: Minh Sáng.

Một số cây trong rừng phòng hộ Xuân Lộc bị chết vì không chịu nổi nhiệt của mùa khô. Ảnh: Minh Sáng.

Chỉ về phía những hàng cây tràm ở hai bên đường đã chết khô, anh Mạnh nói: “Đã hơn 3 tháng qua, địa phương không có mưa. Thời điểm này, dự báo cháy rừng luôn ở cấp 5. Đã có rất nhiều cây tràm bị chết và cả những vạt cây keo lai này cũng bị táp lá úa vàng, nguy cơ chết hàng loạt vì không chịu nổi nhiệt. Do đó, công tác trực canh phòng cháy, chữa rừng phải đặt lên hàng đầu”.

Từ 9 giờ đến 16 giờ là cao điểm phòng chống cháy rừng, với phương châm “phòng là chính, chữa cháy phải kịp thời”, anh em trong các Phân trường phải đi tuần tra, túc trực liên tục để canh lửa, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể cả cánh rừng bị thiêu rụi.

Đang trong cao điểm mùa khô, công tác trực canh phòng cháy, chữa rừng tại các Phân trường thuộc BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc luôn đặt lên hàng đầu. Ảnh: Minh Sáng.

Đang trong cao điểm mùa khô, công tác trực canh phòng cháy, chữa rừng tại các Phân trường thuộc BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc luôn đặt lên hàng đầu. Ảnh: Minh Sáng.

Đón chúng tôi, anh Trần Đăng Quý, Phụ trách Phân trường Gia Huynh, bảo: “Giờ này chỉ mình tôi túc trực. Những anh em khác từ sáng đến giờ vẫn tập trung tưới nước cho cây trong Tiểu khu 190 chưa kịp về ăn cơm. Cây mới trồng mà lại gặp nắng gắt thế này nếu mình không kịp tưới thì cây sẽ chết hết”.  

Lực lượng nhân viên của Phân trường Gia Huynh cùng với người dân trong Tổ lâm nghiệp cộng đồng đang tưới nước cho cây mới trồng đang phải chịu nắng hạn nhiều tháng qua. Ảnh: Minh Sáng.

Lực lượng nhân viên của Phân trường Gia Huynh cùng với người dân trong Tổ lâm nghiệp cộng đồng đang tưới nước cho cây mới trồng đang phải chịu nắng hạn nhiều tháng qua. Ảnh: Minh Sáng.

Theo đề nghị của chúng tôi, anh Quý vội quay vào lấy thêm mấy bình nước uống rồi đưa mọi người đi ra khu vực đang tưới cây. Người đàn ông này bẻ một cành cây đã chết khô để chứng minh những cây giống mới trồng bị nắng hạn phá hoại. Còn nhân viên của Phân trường Gia Huynh cùng với người dân trong Tổ lâm nghiệp cộng đồng đang mải kéo đường ống tưới nước cho từng gốc cây héo lá vì gặp hạn nhiều tháng qua.

Do nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích cây rừng bị khô hạn, nguy cơ cháy và chết rất cao. Ảnh: Minh Sáng.

Do nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích cây rừng bị khô hạn, nguy cơ cháy và chết rất cao. Ảnh: Minh Sáng.

Cảnh báo cháy rừng cấp độ cực kỳ nguy hiểm

Theo Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, mấy ngày qua, thời tiết chuyển biến nhanh, nắng nóng gay gắt, nguy cơ cháy rừng tăng đột biến, ngay đầu năm từ cảnh báo cấp độ 3 lên cấp độ 5, đây là cấp cực kỳ nguy hiểm. Tại các phân trường Đầm Voi, Gia Phu và Lán Cát (giáp tỉnh Bình Thuận) do ảnh hưởng của thời tiết khô hanh kèm theo lốc xoáy nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Trong đó, khoảng 1.000 ha rừng non gồm: sao, dầu, giáng hương, gõ đỏ, keo lai đang phải tích cực tổ chức tưới chống hạn cho cây như hiện nay.

Các thành viên trong Tổ lâm nghiệp cộng đồng đang bơm nước giếng để chở đi tưới cây trong mùa khô năm nay. Ảnh: Minh Sáng.

Các thành viên trong Tổ lâm nghiệp cộng đồng đang bơm nước giếng để chở đi tưới cây trong mùa khô năm nay. Ảnh: Minh Sáng.

Anh Tô Thế Mạnh, Phó Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc cho biết: “Để đảm bảo tốt cho công tác phòng, chống cháy rừng, những ngày qua, tất cả lực lượng, cùng các thiết bị, phương tiện phòng chống cháy rừng của đơn vị đều trong trạng thái trực sẵn sàng 24/24 giờ, với phương châm “4 tại chỗ - 3 sẵn sàng”, gồm lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ - chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời và khắc phục khẩn trương”.

Nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra cháy rừng, đến nay đơn vị đã xử lý cơ bản xong phần thực bì, vật liệu dễ cháy trên các lô rừng. Đồng thời, tăng cường lực lượng trực gác trên không và tuần tra mặt đất để kịp thời nhắc nhở, xử lý các trường hợp người dân ra vào rừng có sử dụng lửa hút thuốc, hun khói để bắt ong, bắt rắn; hay các hộ dân sinh sống tại khu vực tiếp giáp, hành khách đi tàu vứt tàn thuốc xuống các trảng cỏ bên đường ray làm phát sinh đám cháy...

Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc cũng đang khảo sát tất cả các hồ chứa nước trong khu vực lâm phận quản lý để có thể nạo vét thêm hoặc theo dõi mực nước ngầm chuẩn bị nguồn nước tốt nhất làm sao đủ cung cấp cho việc cứu cây rừng. Đồng thời, cần đảm bảo nguồn nước dự trữ để phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất mà các Phân trường đang phải đối mặt khi thời tiết tiếp tục nắng nóng gay gắt kéo dài, gió to khiến lớp thực bì khô rụng xuống rất nhiều tạo thành vật dễ cháy.

"Đến nay đã có hơn 20 ha cây keo lai bị chết. Ngoài ra một số diện tích cây gỗ lớn bản địa trồng rừng phòng hộ cũng có hiện tượng cây bị chết, héo", anh Tô Thế Mạnh - Phó Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, cho biết.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm