| Hotline: 0983.970.780

Nước dâng sát chân tượng Lạc Sơn Đại Phật, 180 du khách được giải cứu

Thứ Tư 19/08/2020 , 14:52 (GMT+7)

Lần đầu tiên kể từ năm 1949, bức tượng Lạc Sơn Đại Phật bị nước lũ làm ướt ngón chân.

Bức tượng cao 71 m, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1996, tạc trên một tảng đá gần Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ tám sau Công nguyên. Nó thường cao trên mực nước, nhưng khu vực này đã phải hứng chịu trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 70 năm qua.

Tượng do nhà sư Hải Thông người Trung Quốc chỉ huy, xây dựng trong thời nhà Đường, từ năm 713 tới 803. Phần đầu tượng cao 15 m, vai rộng 28 m, lông mày dài 5,5 m, mũi cao 6 m, tai dài 7 m và có khả năng giữ hai người bên trong. Mỗi bàn chân trần dài 11 m, rộng 8,5 m, đủ lớn cho hơn 100 người ngồi. Bức tượng là một điểm tham quan cực kỳ nổi tiếng và thường được đưa vào các chuyến du ngoạn dọc sông Dương Tử và Tam Hiệp gần đó. Bức ảnh trên được chụp vào tháng 2/2020.

Lực lượng ứng phó khẩn cấp và các tình nguyện viên hôm nay (19/8) phải dùng bao cát để bảo vệ bức tượng. Truyền thông nhà nước cho biết 180 du khách đã được giải cứu khỏi địa điểm khi nước dâng. Hơn 100.000 người phải sơ tán đến nơi an toàn.

Theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã, một câu tục ngữ địa phương cho rằng nếu chân Đức Phật bị ướt, Thành Đô - nơi có dân số 16 triệu người - cũng sẽ ngập lụt. Lần cuối những ngón chân tượng phật (mỗi ngón to hơn một người trưởng thành) bị nước lũ làm ướt là vào năm 1949.

Tỉnh Tứ Xuyên đã kích hoạt mức ứng phó lũ lụt cấp I (cao nhất trong thang ứng phó 4 cấp) sau nhiều tuần mưa lớn khiến mực nước dâng cao kỷ lục, không có dấu hiệu sớm kết thúc. Truyền thông địa phương cho biết đây là lần đầu tiên tỉnh Tứ Xuyên phát cảnh báo cao nhất về lũ lụt. Cảnh báo lũ lụt cũng được đưa ra cho các tỉnh xung quanh sông Dương Tử, sông Hoàng Hà, sông Hải Hà, sông Tùng Hoa và sông Liêu Hà, với cảnh báo có thể xảy ra lở đất. (Trong ảnh: Nước lũ tiến sát chân tượng vào tuần trước và liên tục dâng cao).

Các quan chức đã cảnh báo rằng lượng nước khổng lồ đang tích tụ phía sau đập Tam Hiệp - một dự án thủy điện lớn trên sông Dương Tử. Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc đã cảnh báo điều này có thể dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn, bao gồm cả thành phố lớn Trùng Khánh, nơi đã phải đối mặt với nhiều đợt lũ trong mùa hè 2020.

Mỹ cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine

Mỹ cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine

Thế giới 08:32

Theo các quan chức cấp cao Lầu Năm Góc, hệ thống tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp sẽ cho phép quân đội Ukraine nhắm mục tiêu vào bán đảo Crimea ‘hiệu quả hơn’.

Dự báo nóng 52 độ C, Thái Lan nâng cảnh báo sau khi ghi nhận 30 ca tử vong

Dự báo nóng 52 độ C, Thái Lan nâng cảnh báo sau khi ghi nhận 30 ca tử vong

Thế giới 15:19

Chính quyền Bangkok ngày 25/4 đưa ra cảnh báo nắng nóng mới trong bối cảnh hơn 30 người tử vong do say nắng và chỉ số nhiệt được dự báo sẽ vượt 52 độ C.

EU muốn tăng cường xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

EU muốn tăng cường xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thế giới 10:15

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 21 - 26/4, Cao ủy Nông nghiệp EU Janusz Wojciechowski cho biết trọng tâm của ông sẽ là đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang nước này.

Ngoại trưởng Ukraine: Viện trợ của Mỹ là chưa đủ để cản bước Nga

Ngoại trưởng Ukraine: Viện trợ của Mỹ là chưa đủ để cản bước Nga

Thế giới 08:14

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba ca ngợi Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, song cảnh báo chừng đó là chưa đủ để xoay chuyển tình thế.

Mỹ phát hiện virus cúm gia cầm trong sữa thanh trùng

Mỹ phát hiện virus cúm gia cầm trong sữa thanh trùng

Thế giới 19:42

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm 23/4 thông báo phát hiện các hạt virus cúm gia cầm trong các mẫu sữa được bán trên thị trường ở Mỹ.

Tổng thống Iran dọa 'xóa sổ' Israel nếu tiếp tục bị tấn công

Tổng thống Iran dọa 'xóa sổ' Israel nếu tiếp tục bị tấn công

Thế giới 09:52

Trong chuyến công du đến Pakistan hôm 23/4, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đe dọa sẽ xóa sổ Israel nếu nước này cố gắng tấn công Iran một lần nữa.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm