| Hotline: 0983.970.780

Nước mắm Giao Châu

Thứ Năm 15/03/2018 , 13:15 (GMT+7)

Được SX theo phương pháp cổ truyền, đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, thương hiệu nước mắm Giao Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, Nam Định) đã khẳng định vị trí trên thị trường.

15-54-03_nh_2
Người làm nước mắm Giao Châu nói không với thuốc bảo quản, tạo màu

Ông Trần Văn Lực, Phó Chủ tịch UBND xã Giao Châu cho biết, làng nghề SX nước mắm Sa Châu (nay gọi là nước mắm Giao Châu) có khoảng 200 năm tuổi. Hiện cả xã có hơn 30 hộ tham gia SX nước mắm có quy mô lớn, không sử dụng các loại thuốc bảo quản, tạo màu.

“Để thương hiệu nước mắm Giao Châu có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều người biết đến, chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các hộ dân trực tiếp tham gia SX góp phần nâng cao chất lượng hơn nữa sản phẩm của địa phương”, ông Lực bộc bạch.

Là một trong những cơ sở SX nước mắm có uy tín tại địa phương. ông Trần Minh Sơ, chủ cơ sở SX nước mắm Sơ Hoa (xóm Bình Mỹ, thôn Sa Châu) bảo, gia đình ông chuyên SX nước mắm tôm và nước mắm cá theo phương pháp truyền thống của cha ông để lại.

Chia sẻ về bí quyết làm nước mắm gia truyền, ông Sơ bật mí, nguyên liệu làm nước mắm gồm muối trắng, cá nục, cá cơm hoặc tép moi đã được rửa sạch. Muối được mua tại bãi muối xã Bạch Long. Bởi, muối Bạch Long được nắng, không vụn, hạt trắng, bóng. Và, phải mua muối từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch, sau đó trữ trong kho một năm để cho ráo nước, giảm độ chát.

15-54-03_nh_1
Ông Trần Minh Sơ giới thiệu nước mắm của gia đình (ảnh: MC)

Còn cá nhất định phải là cá nục, cá cơm được mua tại bãi biển thị trấn Quất Lâm, bởi đây là loại cá ít xương, nhiều thịt, cho chất lượng nước mắm tốt nhất. Nếu không phải mùa cá thì dùng tép moi làm nguyên liệu...

“Để nước mắm đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn và giữ được hương vị, bắt buộc chủ cơ sở phải SX theo đúng quy trình. Màu nước mắm phải vàng ươm như màu cánh gián, có vị mặn đậm đà… Đặc biệt, trong quá trình làm nước mắm không để nước mưa dính vào, vì mắm dễ bị thối”, ông Sơ thổ lộ.

Nhờ SX và chế biến theo phương pháp cổ truyền mà mỗi năm gia đình ông tiêu thụ ra thị trường khoảng 30 nghìn lít nước mắm nguyên chất. Thị trường được phủ sóng rộng rãi, trong và ngoài tỉnh.

Rời cơ sở SX nước mắm Sơ Hoa, tôi ghé thăm cơ sở nước mắm Mạnh Sánh. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm nước mắm, chị Trịnh Thị Sánh, chủ cơ sở khẳng định, chỉ cần nếm thử chị sẽ phân biệt được đâu là nước mắm nguyên chất, đâu là nước mắm sử dụng thuốc bảo quản.

Chị Sánh nhấn mạnh thêm, không chỉ riêng cơ sở của gia đình mà chị các cơ sở khác tại địa phương không bao giờ sử dụng các loại thuốc bảo quản, tạo màu. Nước mắm tại làng Sa Châu được làm theo phương pháp thủ công từ đời cha ông để lại. Nhờ đó, thương hiệu “Nước mắm Giao Châu” được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

15-54-03_nh_3
Sau 6 tháng phơi nắng, xương, thịt cá đã mục nát (ảnh: MC)

“Nước mắm nguyên chất có mùi thơm nhẹ, mùi đặc trưng riêng, màu vàng ánh như màu cánh dán còn nước mắm công nghiệp có màu nâu nhạt, loãng và có mùi tanh nồng…”, chị Sánh cho hay.

“Năm 2015, HTX Sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thuỷ (xã Giao Châu) ra đời, góp phần xây dựng nhãn hiệu tập thể “Nước mắm Giao Châu” ngày càng phát triển, tỏa sáng thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Các cơ sở tham gia HTX là những cơ sở đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Có tem và mã vạch”, ông Sơ cho biết thêm.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm