| Hotline: 0983.970.780

Nuôi bò siêu thịt BBB làm giàu

Thứ Tư 11/09/2013 , 10:12 (GMT+7)

Hà Nội đang áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (tinh bò được NK từ Bỉ) trên diện rộng nhằm tạo ra giống bò siêu thịt, chất lượng cao BBB phục vụ thị trường...

Với đàn bò lên tới 17.056 con, trong đó bò lai Sind khoảng 12.500 con (chiếm tỷ lệ 85,1%), Hà Nội đang áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (tinh bò được NK từ Bỉ) trên diện rộng nhằm tạo ra giống bò siêu thịt, chất lượng cao BBB phục vụ thị trường Thủ đô và nâng thu nhập bình quân của các hộ nuôi gấp 1,7 lần vào năm 2015.

6.096 bò có chửa, 697 bê F1 BBB đã sinh

Theo số liệu điều tra cơ bản của Cty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội, hiện nay sản lượng thịt bò các hộ SX cung cấp cho nhà máy chiếm tỷ lệ rất thấp (0,8%), chủ yếu tiêu thụ thông qua thương lái (80,6%) và hộ tự tiêu thụ (18,6 %).

Thực trạng này dẫn đến giá bán không ổn định, hay bị ép cấp, ép giá, gây ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Do đó, trong chương trình, khuôn khổ dự án SX, lai tạo đàn bò siêu thịt F1 BBB trên địa bàn TP Hà Nội, việc xây dựng mô hình SX khép kín theo chuỗi giá trị (SX - chế biến- tiêu thụ sản phẩm) để nâng hiệu quả chăn nuôi, tạo ra sản phẩm đảm bảo ATVSTP là vô cùng cần thiết.

Để làm được điều đó, việc đào tạo nghề chăn nuôi bò thịt chất lượng cao cho các nông hộ là hết sức quan trọng. Chỉ tính riêng năm 2012, Hà Nội đã tổ chức được 14 lớp thực hành kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cho nông hộ tại 7 huyện vùng dự án, với hơn 1.400 lượt hộ chăn nuôi tham dự theo các nội dung, bài giảng gắn liền với thực tế về kỹ thuật, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng bò cái chửa, bê F1 BBB theo từng thời kỳ giai đoạn.


Cty TNHH MTV Giống gia súc HN đã được Cục Sở hữu trí tuệ và Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp nhãn hiệu hàng hóa, mã số mã vạch đối với bò thịt F1 BBB và thịt bò F1 BBB

Bên cạnh đó, 55 kỹ thuật viên, dẫn tinh viên của 7 huyện tham gia dự án đã được tập huấn kỹ thuật về giám định, bình tuyển bò cái nền. Thông qua lực lượng này, 14.000 bò cái nền đã được lựa chọn, bấm thẻ tai và vào máy quản lý với trọng lượng bình quân đạt 285 kg/bò, đa số đẻ từ lứa 2 đến lứa 5 và bình quân bò đã đẻ 3,5 lứa.

Tính đến hết tháng 8/2013, số liều tinh đã phối giống trên địa bàn Hà Nội là 11.817 liều, trong đó số bò đã khám có chửa khoảng 6.096 con; số bê F1 BBB đã sinh ra là 697 con với trọng lượng sinh sản bình quân đạt 30,5 kg.

Ba Vì là huyện triển khai phối giống rầm rộ nhất với 4.632 con, số bò có chửa khoảng 2.316 con và số bê F1 đã sinh ra là 329 con. Tiếp đến là các huyện Gia Lâm, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất.

Đặc biệt là, số liều tinh phối giống bình quân/1 bò cái có chửa là 1,62. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với định mức kỹ thuật của Bộ NN-PTNT quy định (2 liều tinh/1 bò cái có chửa). Điều này minh chứng trình độ, tay nghề của các dẫn tinh viên, kỹ thuật viên ngày được nâng cao và tiết kiệm được liều tinh nhập ngoại.

Dễ nuôi, phàm ăn, lớn nhanh

Qua theo dõi, 100% số bê F1 BBB sinh ra trọng lượng bình quân từ 29 - 31,5 kg/1 bê, (trong khi đó trọng lượng sơ sinh bê F1 của các giống bò thịt khác bình quân từ 18 - 21 kg/bê), bê đẻ dễ, hầu như không phải can thiệp về kỹ thuật và mổ đẻ.

Bê F1 BBB sinh ra khỏe mạnh, thích nghi với điều kiện, môi trường sống. Kết hợp được cả tốc độ phát triển, tăng trọng nhanh, chất lượng thịt tốt của con bố (bò siêu thịt BBB) và sự thích nghi với môi trường sống của con bò mẹ (bò lai Sind tại Việt Nam). Bê tăng trọng bình quân 25 kg/tháng, cá biệt có con tăng trọng 30 kg/tháng. Dễ nuôi, phàm ăn, lớn nhanh.

Hiện nay, một số bê F1 BBB sinh ra sau 01 tháng đã được các thương lái thu mua trả giá rất cao, khoảng 8 triệu đồng/bê. Đắt hơn so với bê lai khác khoảng 2,5 - 3,0 triệu đồng/con. Thậm chí, vừa qua tại xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, một số hộ nông dân đã bán bê F1 BBB 4 tháng tuổi (bê F1 BBB vừa cai sữa), trọng lượng khoảng 140 - 150 kg/con với từ 17 - 20 triệu đồng/con, cao hơn 8 - 10 triệu đồng/con so với bê lai khác cùng tháng tuổi.

Tại thời điểm này có một số bê 18 tháng tuổi, trọng lượng bình quân từ 450 - 480 kg/con. Đây là thời điểm có tốc độ tăng trọng nhanh nhất khoảng 31 - 32 kg/con/tháng. Và hiện tại, các thương lái trên thị trường đang trả giá từ 36 - 38 triệu đồng/con, đắt hơn so với 1 con bò thịt giống khác cùng tháng tuổi khoảng 14 - 16 triệu đồng/con.

Thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng

Ngày 29/8/2013, Cty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội đã tiến hành mổ khảo sát 1 bê F1 BBB 18 tháng tuổi, số hiệu 00102, trọng lượng sơ sinh 32 kg; trọng lượng xuất chuồng 480 kg; tăng trọng bình quân đến 18 tháng tuổi đạt 25 kg/tháng.

Khi mổ thịt bê F1 tại thời điểm này, chất lượng thịt rất thơm ngon, mềm và đạt tỷ lệ rất cao 61,6% thịt xẻ (trong khi các giống bò thịt khác chỉ đạt 38 - 40% tỷ lệ thịt xẻ), tỷ lệ thịt tinh đạt 51,6%. Qua đánh giá thực tế và cảm quan, chất lượng thịt F1 BBB tốt, thịt mềm, thơm ngon, dinh dưỡng cao.

Lượng thịt xẻ và thịt tinh rất cao như vậy, nên thương lái rất thích thu mua bê F1 BBB để giết mổ vì lợi nhuận thu được cao hơn, kinh tế hơn các giống bò thịt khác. Qua đó, người nông dân chăn nuôi bò thịt F1 BBB có lãi hơn và hiệu quả hơn rất nhiều so với chăn nuôi bò thịt khác. Và phương pháp, cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng lại đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc như đối với bò sữa.

Theo số liệu điều tra, thu nhập bình quân của các hộ nông dân trên địa bàn Thủ đô là 35.621.000 đồng/năm, trong đó từ chăn nuôi bò thịt, bò sữa là 17.510.000 đồng = 49,16%/tổng thu cả năm. Như vậy để cải thiện đời sống hộ chăn nuôi, phấn đấu thu nhập bình quân tăng lên 1,7 lần (đến năm 2015) như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XV đề ra thì phát triển chăn nuôi bò, bò thịt một trong các giải pháp khả thi và hết sức cần thiết.

+ Dự kiến đến cuối năm 2013, đàn bê F1 BBB sinh ra hơn 3.000 con, đây là nguồn cung cấp về thực phẩm thịt bò chất lượng cao phục vụ nhân dân Thủ đô và là cơ sở để thay đổi nhận thức, tư duy trong chăn nuôi bò thịt, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của nông dân, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng NTM ngoại thành Hà Nội, đem lại giá trị gia tăng so với chăn nuôi bò thịt lai giống khác cho bà con nông dân từ 7,5 - 9 tỷ đồng.

+ Bò BBB (Blanc-Blue-Belgium) là giống bò chuyên dụng thịt của Bỉ. Bò có màu lông trắng, xanh lốm đốm hoặc trắng lốm đốm và cơ bắp rất phát triển. Bê sơ sinh có khối lượng 45,5 kg. Bê 6-12 tháng tăng trọng bình quân 1.300 gram/ngày. Khi 1 năm tuổi, bê đực nặng 470-490kg; bê cái 370-380 kg. Trưởng thành bò đực nặng 1.100-1.200kg, bò cái 710-720kg. Ở tuổi giết thịt, bê đực 14-16 tháng có tỷ lệ thịt xẻ 66%.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ lúa đông xuân 'vui như tết' của nông dân Quảng Trị

Đến cuối tháng 4, nông dân Quảng Trị đã thu hoạch gần 60% diện tích lúa đông xuân, dự kiến sẽ kết thúc thu hoạch trước 10/5; năng suất đạt 6,1 - 6,2 tấn/ha.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm