| Hotline: 0983.970.780

Nuôi con “mình bạc vây vàng”

Thứ Tư 14/01/2015 , 07:45 (GMT+7)

“Bạc”, “vàng” nhắc đến ở đây vừa để tả màu sắc đặc trưng của loài vật thủy sinh, vừa để ví von về hiệu quả kinh tế lớn đối với mô hình nuôi cá chim vây vàng ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Bãi biển Kim Sơn những ngày đầu năm 2015 khá trầm lắng. Vụ tôm năm trước, dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy “làm mưa làm gió” vùng thủy sản. Làm ăn thua lỗ, chủ ao, đầm sợ mầm bệnh vẫn luẩn quẩn trong nước nên chẳng mặn mà đầu tư thả tôm giống.

Biết không thể dựa dẫm quanh năm vào tôm để làm giàu, đầu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình đã đem về vùng thủy sản Kim Sơn giống cá chim vây vàng để bà con nuôi thử nghiệm.

Vừa trông thấy loài vật thủy sinh thân hình ánh bạc, mọc lên lớp vây màu vàng chanh bắt mắt, ai nấy đều hết lời khen ngợi. Và, khi nghe cán bộ giới thiệu các chim vây vàng sinh trưởng vừa khỏe, ít dịch bệnh, giá bán luôn cao hơn 100.000 đồng/kg, chủ ao mừng rỡ.

nh-1132607384

Người được Trung tâm Khuyến nông tỉnh “chọn mặt gửi vàng” là gia đình bà Đỗ Thị Thu Oanh, xóm 4, xã Kim Hải. Trước ngày nhận giống, bà Oanh tháo kiệt nước trong ao diện tích khoảng 350 m2, rắc vôi bột nông nghiệp rồi phơi khô tiếp 3 - 5 ngày mới cấp nước mặn từ biển vào ao và thả xuống 3.000 con cá giống.

“Ở một số vùng ven biển, chủ ao thả cá chim vây vàng giống cỡ chỉ 1,5 - 2 cm. Như thế rất nguy hiểm vì sức đề kháng của cá còn yếu, nếu môi trường thủy sinh không đạt tiêu chuẩn, tỉ lệ chết có thể lên tới 50 - 60%. Chúng tôi hỗ trợ hộ tham gia mô hình cá giống cỡ 6 cm để đảm bảo tỷ lệ sống cao”, ông Vũ Thế Nguyên, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Kim Sơn chia sẻ.

Tưởng rằng mọi việc đã xong xuôi, chỉ cần vãi cám viên dạng nổi theo hệ số tiêu tốn thức ăn của cá ở từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển là chúng lớn vù vù. Nào ngờ, vào một ngày mưa lớn, nước đổ xối xả xuống lòng ao. Nhiều con cá ngoi lên mặt nước ngáp.

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Bộ KH-CN, một doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Kim Hải đang trong quá trình tiếp nhận quy trình SX, ương nuôi giống các chim vây vàng để cung cấp nhu cầu nuôi thủy sản của địa phương và các tỉnh lân cận.

Bà Oanh gọi “cứu hộ” từ Trạm Khuyến nông huyện. Hóa ra, nước ngọt đã pha loãng độ mặn nước ao, cá không hợp. Sau khi tiếp thêm nước biển vào, lũ “mình bạc vây vàng” mới hồi phục. “Tôi rút kinh nghiệm là luôn phải giữ mực nước trong ao khoảng 1,5 m và độ muối ổn định từ 20 - 28‰”, chủ mô hình nuôi cá chim vây vàng bật mí.

Do được định kỳ thay nước, cá biển nhỏ theo dòng chảy len lỏi qua lưới lọc luồn vào ao. Khi cho ăn, cá tạp cũng ngoi lên cướp mồi. Cá chim vây vàng vốn là loài ăn tạp và rất hiếu chiến nên truy sát đến cùng. Ấu trùng, bọ gậy cũng bị chúng tiêu diệt. Mầm bệnh trong ao nuôi từ đó giảm dần.

Sau 9 tháng kể từ khi thả nuôi, trọng lượng trung bình một con cá chim vây vàng đạt khoảng 0,6 kg. Nếu tính tỷ lệ cá sống là 80% thì sản lượng cá đạt được khoảng 1,4 tấn. Hiện tại, thương lái Hải Phòng trả 110.000 đồng/kg để cung ứng cho các nhà hàng, khách sạn nhưng tôi vẫn chưa đồng ý. Bà Oanh nhẩm tính, giá thành SX 1 kg cá khoảng 60.000 đồng (lãi 50.000 đồng/kg). Như vậy, lợi nhuận thu được khoảng 80 triệu đồng.

“Nếu thâm canh tốt, 1 ha diện tích mặt nước có thể thả 10.000 con cá chim vây vàng. Hộ nuôi chuyên nghiệp có thể đạt lợi nhuận 300 triệu đồng/ha/vụ”, bà Oanh khẳng định.

Nhận xét về mô hình, ông Phạm Văn Trung, GĐ Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình cho rằng: “So với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, mô hình nuôi cá chim vây vàng lãi thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo được mức lợi nhuận lý tưởng so với các loài cá biển khác. Đặc biệt, mô hình này ít chịu rủi ro bởi hiếm khi xảy ra dịch bệnh”.

Với chủ trương đẩy mạnh đa dạng hóa vật nuôi trong vùng thủy sản, ông Trần Văn Công, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kim Sơn khẳng định: "Sau khi tổng kết, nếu các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế và đầu ra của sản phẩm tốt, huyện sẽ tạo mọi điều kiện trong khả năng để nhân rộng mô hình nuôi cá chim vây vàng. Được biết, mô hình của bà Oanh được rất nhiều người dân quanh vùng đến tham quan và học hỏi".

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm