| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà sạch theo chuỗi giá trị

Thứ Tư 05/06/2019 , 08:20 (GMT+7)

Là địa phương miền núi nhưng xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên có khá nhiều hộ có lãi hàng trăm triệu đồng/năm nhờ nuôi gà theo chuỗi giá trị của Tập đoàn CP.

08-08-55_trng_tri_chn_nuoi_g_khep_kin
Trang trại chăn nuôi gà khép kín.

Đến thăm xã Khe Mo chúng tôi rất bất ngờ khi thấy, ở nơi heo hút này lại có nhiều trại gà khép kín, mỗi trại thường xuyên nuôi hơn 10.000 con gà siêu thịt/lứa.

Gia đình anh Ngô Văn Liên ở xóm Hải Hà mới nuôi gà được 1 năm nhưng đã xuất bán cho Tập đoàn CP được 150 tấn gà thương phẩm (50.000 con gà thịt), lợi nhuận thu về hơn 750 triệu đồng/năm.

Nhờ vậy, anh Liên đã có vốn đầu tư xây dựng thêm 1.000m2 chuồng trại và thuê mượn lao động, để mở rộng qui mô đàn gà nuôi lên 20.000 con/lứa, phấn đấu từ nay tới hết năm, xuất chuồng được 60.000 con gà thịt, thu lãi 900 triệu.

Theo anh Liên, nuôi gà gắn với chuỗi giá trị có rất nhiều cái lợi. Con giống đầu vào, gà thịt đầu ra và thức ăn chăn nuôi đều do CP đảm nhiệm. CP còn cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi khi cần. Nhà nông có trách nhiệm đầu tư trang trại, chăn nuôi và giao lại thành phẩm đầu ra cho CP. Lợi nhuận thực chất là công lao động và khấu hao trang trại chăn nuôi, được CP trả theo khối lượng gà xuất chuồng, trung bình là 5.000 đồng/kg.

Theo đó, trang trại càng nuôi nhiều gà thịt, tỷ lệ hao hụt ít, tốc độ tăng trọng nhanh, sẽ càng có nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, để có thể nuôi gà đạt hiệu quả cao, nhà nông phải tuân thủ chặt chẽ qui trình VietGAHP, bao gồm: Xây dựng chuồng trại khép kín. Xuất nhập đồng loạt. Không cho người lạ vào trong trại gà. Vacxin phòng bệnh đúng kỳ. Vệ sinh tiêu độc triệt để trong và ngoài trang trại. Không nuôi thả mật độ quá dày (trên 9 con gà 1m2). Phải có quạt thông gió và hệ thống cấp nhiệt, để đảm bảo đàn gà luôn được mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Đặc biệt là phải có máy phát điện dự phòng và có sổ ghi nhật ký chăn nuôi.

"Được cái con giống của CP đều khỏe mạnh, tốc độ tăng trọng nhanh, nuôi 45 ngày đã cho xuất chuồng bình quân 3kg/con. 1 năm mỗi trang trại chỉ cần 2 lao động có thể đảm nhiệm nuôi được 5 lứa gà (10.000 con/lứa), trong đó cứ xuất hết 1 lứa phải nghỉ nuôi 25 ngày, kết hợp làm vệ sinh chuồng trại”, anh Liên cho biết thêm.

Tâm sự với chúng tôi anh Liên cho hay: “Những năm trước chưa chăn nuôi gà, tôi đã trồng cả mẫu (3.600m2) chè xanh, nuôi mấy chục con bò, mà chẳng thấy dư ra được đồng nào. Từ khi kết nối được với CP, chăn nuôi gà theo chuỗi, không phải lo bao tiêu sản phẩm đầu ra, vừa đỡ mệt đầu vừa nhanh có tiền.

08-08-55_nht_ky_nuoi_g_sieu_thit_cp707_cu_nh_lien
Nhật ký nuôi gà của anh Liên.

Khó khăn nhất là vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khá lớn (khoảng 1,5 tỷ đồng cho làm mới 1 trang trại nuôi thường xuyên 10.000 con gà). Nhưng nhờ có nguồn thu cao (150 triệu đồng/lứa nuôi 45 ngày) nên chỉ sau 2 năm chăn nuôi là có thể trả hết nợ vay ngân hàng”.

Đồng tình với những chia sẻ của anh Liên, anh Lê Hải Nam (cùng xóm Hải Hà) nhấn mạnh thêm: “Phát triển nuôi gà ở miền núi phải chú ý, thời tiết mùa đông khá lạnh, nhiệt độ nhiều ngày xuống dưới 10 độ C, đôi khi còn kèm theo sương muối, mùa hè hay có mưa lớn kéo dài, làm gia tăng độ ẩm ướt, đây chính là những yếu tố bất lợi, dễ gây hao hụt đàn gà.

Vì vậy mặc dù đã có tư vẫn kỹ thuật từ CP, nhà nông vẫn cần phải có kinh nghiệm chăn nuôi gà, để xử lý kịp thời những tình huống phát sinh. Tốt nhất trước khi mở rộng chăn nuôi lớn, chủ hộ hãy bắt đầu từ chăn nuôi nhỏ hoặc nhận làm công cho một trại gà nào đó, sau khi tích lũy được bí quyết kỹ thuật chăn nuôi, mới tiến hành đầu tư trang trại qui mô gắn kết với chuỗi giá trị CP”.

Anh Nam cũng kiến nghị: Do các trại chăn nuôi lớn đều phải xây dựng xa khu dân cư, thường là ở sau đồi hoặc chân núi, giao thông đi lại khó khăn, không có đường điện của xã dẫn đến. Để duy hoạt động của trại gà, các hộ đã phải tự san lấp mở đường, tự đầu tư kéo điện lưới... Rất mong Nhà nước quan tâm hỗ trợ trang trại khắc phục khó khăn trên.

“Đến nay toàn xã Khe Mo đã có hơn 10 hộ xây dựng được trang trại khép kín, nuôi thường xuyên 110.000 con gà siêu thịt CP707”, ông Nguyễn Văn Cường, Trưởng xóm Hải Hà.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm