| Hotline: 0983.970.780

Ớt được mùa, khó bán

Thứ Tư 11/06/2014 , 09:35 (GMT+7)

Đối lập với màu đỏ vui tươi của ớt được mùa, là không khí không mấy vui  của nông dân Duy Xuyên. Bởi điệp khúc được mùa mất giá cứ lặp đi lặp lại trên vùng đất này. 

Cuối tháng 5 đầu tháng 6 là khoảng thời gian bà con huyện Duy Xuyên, Quảng Nam thu hoạch ớt. Vụ ớt năm nay nông dân Duy Xuyên được mùa, bội thu. Khắp hai bên đường đi vào huyện, đâu đâu cũng thấy nhiều hộ nông dân phơi ớt đỏ rực.

Nhưng đối lập với màu đỏ vui tươi của ớt được mùa, là không khí không mấy vui  của nông dân Duy Xuyên. Bởi điệp khúc được mùa mất giá cứ lặp đi lặp lại trên vùng đất này. Duy Xuyên là một trong những huyện trồng ớt chuyên canh của tỉnh Quảng Nam. Cây ớt được xem là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, cao hơn những loại rau màu khác. Có nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo nhờ cây ớt, nuôi con ăn học, tạo cửa xây nhà cũng nhờ cây ớt.

So với những thời điểm khác, ớt có giá cao, bán ra từ 15.000 đến 20.000 đ/kg. Nhưng năm nay giá ớt rớt, chỉ còn 2- 3.000 đ/kg nên người trồng ớt đang khóc dở mếu dở. Nhiều hộ nông dân méo mặt vì ớt không có đầu ra, chứ đừng nói đến giá giảm.

Nguyên nhân giá ớt giảm mạnh, phần lớn do thị trường tiêu thụ giảm. Mọi năm, các mối lái khắp nơi đổ xô về Duy Xuyên mua ớt để XK qua Trung Quốc. Nhưng năm nay, không có bóng dáng của thương lái nào.

Con đường dẫn vào xã Duy Phú, hai bên đường là những vườn ớt chín đỏ, quả ớt dưới nắng gắt đã khô héo, nhưng vẫn không có người hái. Giống ớt năm nay trồng ở Duy Xuyên chủ yếu là ớt Thái Lan. Để đầu tư một sào ớt, từ phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới, chi phí hết 3 triệu đ/sào. Nhưng mỗi kg ớt chỉ bán được từ 2-3.000 đ thì nông dân lỗ nặng. Vì thế, một số gia đình bỏ bê luôn những vườn ớt đang độ thu hoạch, vì không có người mua.

Chị Lê Thị Sương trú tại xã Duy Phú (Duy Xuyên) ngồi nhìn vườn ớt chín đỏ đang lụi dần, rầu rĩ nói: “Năm nay nhà tôi thu hoạch được 4 tấn ớt, nhưng chờ đỏ cả mắt cũng không thấy bóng dáng thương lái đâu. Tôi đang phải nuôi hai đứa học đại học ở Sài Gòn, không biết lấy đâu ra tiền mà gửi cho chúng. Có lẽ mùa sau, để đất trống rồi đi làm thuê, chứ trồng trọt kiểu này bấp bênh quá”.

Còn anh Võ Tân (xã Duy Châu) cho biết: “Cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học ra trường, nhưng không biết xin việc ở đâu. Tôi bắt đầu ở nhà vay vốn trồng 3 sào ớt. Giá phân, thuốc đắt đỏ, ớt bán thì không ai mua. Giờ nhìn 3 sào ớt mà xót quá, trong khi tiền phân thuốc vẫn còn nợ. Tôi không đủ can đảm để làm lại mùa sau. Giờ chỉ mong có người mua hết số ớt này là mừng lắm rồi”.

Một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh như các huyện Điện Bàn, Đại Lộc cũng đang rơi vào tình trạng điêu đứng vì ớt không có đầu ra.

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.