| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 16/05/2019 , 09:06 (GMT+7)

09:06 - 16/05/2019

Phải cho giáo viên cơ hội dạy dỗ học sinh

Nền giáo dục nước ta đang đối mặt với nhiều bất cập, về phương pháp giảng dạy cũng như kỹ năng ứng xử. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh càng ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Câu chuyện cô giáo Lê Thị Quy ở Trường THCS Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội bị đình chỉ công tác vì phạt quỳ học sinh, thực sự dấy lên không ít lo ngại về môi trường sư phạm. Phải chăng, khi các chuẩn mực đạo đức xã hội chông chênh, thì giáo viên cũng là một nghề nguy hiểm?

Cô Quy cho biết hình thức phạt quỳ được thực hiện theo đề nghị của phụ huynh

Mọi lỗi lầm có phải đều nằm ở phía cô giáo Quy không? Rõ ràng, không phải. Học sinh bị phạt quỳ là một trong 5 học sinh được xếp vào hạng cá biệt của lớp 9B, thường xuyên nghỉ học và có điểm số thấp. Thời điểm hiện tại, 5 học sinh nói trên đều có nguy cơ không đủ điều kiện để thi lên bậc trung học phổ thông.

Cô Quy cho biết hình thức phạt quỳ được thực hiện theo đề nghị của phụ huynh 5 học sinh kia: “Phạt học sinh để tôi được cái gì? Thực lòng tôi không hề muốn điều đó. Nhưng các phụ huynh đề nghị đều là người trong địa phương, ở xung quanh nhà tôi. Người ta cứ tha thiết đề nghị giúp như thế, nên tôi đồng ý giúp đỡ họ để mong các cháu tiến bộ. Tôi biết đây là việc không nên làm nhưng đây là phụ huynh đề nghị. Còn những học sinh khác, tôi không phạt như vậy!”  

Trước tiên con hư tại mẹ, sau đó mới nhắc đến học sinh hư tại giáo viên chứ! Học sinh cuối bậc trung học cơ sở đã bước vào độ tuổi vị thành niên với nhiều thay đổi bất thường về tính cách, nếu gia định đùn đẩy hết nghĩa vụ uốn nắn cho nhà trường thì cũng nên tự xem xét lại. Phụ huynh nào cũng muốn con mình giỏi giang, nhưng cũng xem con mình như vàng như ngọc và không cho phép ai được đụng chạm bằng bất cứ hình thức gi.

Phạt quỳ đối với học sinh lớp 9, đúng là hơi phản cảm, nhưng hình phạt quỳ không phải chưa có tiền lệ. Rất nhiều người thành đạt hôm nay đều không có gì ái ngại khi nhắc về ngày xưa đi học từng bị phạt quỳ. Thế nhưng, bây giờ ranh giới giữa việc răn đe học sinh và việc xúc phạm học sinh, đã trở nên quá mong manh. Giáo viên thì hơi lúng túng, phụ huynh thì rất nóng nảy mà dư luận thì rất ồn ào.

Nếu thay hình phạt quỳ bằng hình thức đứng quay mặt vào góc lớp, có được không? Chắc chắn được, và cũng đạt hiệu quả tương tự. Khi phụ huynh đã đề nghị hình phạt quỳ, thì cô giáo cũng quên cân nhắc nặng nhẹ. Tuy nhiên, nếu đặt ra những luật lệ thành văn hoặc bất thành văn để giáo viên không được áp dụng hình phạt nghiêm khắc với học sinh, thì e rằng lợi bất cập hại.

Đề cao quyền của học sinh, mà lãng quên quyền của giáo viên ư? Giáo viên phạt quỳ học sinh mà bị kỷ luật, nghĩa là giáo viên đang bị tước đi cơ hội dạy dỗ học sinh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm