| Hotline: 0983.970.780

"Phải sửa luật, nâng chế tài xử phạt"

Thứ Ba 25/05/2010 , 09:42 (GMT+7)

Xung quanh vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng tràn lan, ĐB QH Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) cho rằng, đó là vì siêu lợi nhuận, vì chế tài xử phạt chưa nghiêm.

ĐB QH Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng)
Xung quanh vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng làm nông dân cả nước đảo điên (NNVN vừa có loạt bài phản ánh), ĐB QH Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) cho rằng, đó là vì siêu lợi nhuận, vì chế tài xử phạt chưa nghiêm.

>> 50% mẫu phân bón kém chất lượng

Gần đây, nạn làm và tiêu thụ phân bón giả, kém chất lượng đã trở nên nhức nhối, liệu có phải do mình quá phụ thuộc vào nguồn NK không?

Không phải do NK nhiều mà do nhà SX cố ý làm sai thôi. Đạm Phú Mỹ đưa vào hoạt động chiếm 40% thị phần rồi, còn đạm Cà Mau khi hoàn thành sẽ đảm bảo trên 50- 60% thị phần, nếu tính cả đạm Hà Bắc thì mình không lo. Vấn đề chất lượng phân bón giảm không phải do chúng ta thiếu phân.

Vậy tại sao “phong trào” làm phân bón giả diễn ra rầm rộ như vậy?

Vì lợn nhuận. Vì cơ chế xử phạt của chúng ta không nghiêm. Thực tế có mấy ai làm giả phân bón bị xử lý đâu. Mặt khác, nông dân sử dụng phân bón giả đến 3-4 tháng sau mới biết, hết một vụ lúa chúng ta mới biết nên rất khó.

Một số ý kiến cho rằng, giá phân bón trên trời là do sự cạnh tranh không công bằng giữa các DN sản xuất phân bón của nhà nước, được ưu tiên đầu vào và các DN khác?

Không có hỗ trợ đâu. Hỗ trợ là vi phạm quy định WTO. Nhập khẩu nguyên liệu đàng hoàng, cạnh tranh đàng hoàng đấy chứ.

Vậy tại sao giá luôn cao?

Vì chi phí của mình cao. Vì tổng mức đầu tư của mình lớn, trong khi đó các NM ở các nước khác hết khấu hao rồi, như Philipin hết khấu hao bằng 0 họ mới hạ được giá xuống, còn của mình máy móc mới, phải khấu hao 7-12 năm nên giá cao hơn. Đó là chưa kể thuế NK nguyên liệu. Chính sách thuế của mình đang bất cập, làm cho giá nguyên liệu nhập vào có thể cao hơn cả việc nhập sản phẩm.

Nói như vậy thì người dân vẫn phải chấp nhận sử dụng phân bón giá thành cao, chất lượng kém?

Chúng ta phải xem lại quản lý thị trường. Kiểm tra lại việc hình thành các hệ thống đại lý và nâng chế tài xử phạt. Nếu cảm thấy chế tài xử phạt không đủ mạnh thì các cơ quan có thẩm quyền phải trình để QH nâng chế tài lên. Còn làm thế nào để nông dân mua được phân với giá thấp thì phải nâng cao khả năng sản xuất để khống chế thị trường và điều tiết được giá. Mặt khác phải điều chỉnh lại sản xuất nông nghiệp, không nên sử dụng quá nhiều phân bón.

Theo ông nâng chế tài như thế nào?

Các cơ quan thực thi pháp luật phải làm. Họ cần chứng minh bao nhiêu vụ làm phân bón giả, kém chất lượng bị phát hiện, bao nhiêu vụ đã được xử lý, án là bao nhiêu, trên cơ sở đó trình ra QH để sửa luật.

Theo dõi mấy kỳ họp QH gần đây, rất nhiều ĐB ở nhiều địa phương đã phản ánh, thậm chí chất vấn gay gắt vấn đề phân bón giả, kém chất lượng, nhưng gần như ý kiến, nguyện vọng ấy của người dân không được giải quyết?

Vấn đề là nói như thế nào, phải nói đúng chỗ, đúng người. Việc phải ánh bức xúc, nguyện vọng của người dân trên diễn đàn QH là đúng, là tốt rồi, nhưng anh phải tính tiếp xem xử lý vấn đề đó như thế nào, có văn bản kiến nghị trực tiếp và giám sát các kiến nghị của mình.

Cảm ơn ông!

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.