| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Con Công: Bổ sung đủ những dưỡng chất cây cần

Thứ Ba 09/11/2010 , 15:33 (GMT+7)

Sau gần hai năm tung ra thị trường, sản phẩm phân bón Con Công của Cty TNHH MTV Trường Anh (Quảng Trị) đã mang lại hiệu quả ngoài sự mong đợi.

Sau gần hai năm tung ra thị trường, sản phẩm phân bón Con Công của Cty TNHH MTV Trường Anh (Quảng Trị) đã mang lại hiệu quả ngoài sự mong đợi. Bộ NN-PTNT đã trao tặng 2 cúp vàng danh giá cho 2 loại sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây cao su và cà phê của phân bón Con Công.

Khẩu vị thức ăn cần thiết cho cây

Trong sản xuất nông nghiệp, Quảng Trị luôn được cả nước biết đến là địa phương gắn liền với khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi. Câu hỏi, làm gì để có thể giúp nông dân vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc từ chính mảnh đất của quê hương luôn được ông Nguyễn Thế Hoài- Giám đốc Cty TNHH MTV Trường Anh, tìm cách giải quyết. Nhờ sự giúp đỡ của một số nhà khoa học Liên Bang Nga, sự cộng tác của các chuyên gia hàng đầu về phân bón VN, ông Nguyễn Thế Hoài, sau một thời gian học tập, công tác ở Nga trở về nước, với tấm bằng cử nhân khoa học, ngành Hoá học của mình, ngoài việc xây dựng NM chế biến mủ cao su, ông Hoài đã quyết định xây dựng NM sản xuất phân bón tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, lấy thương hiệu Con Công. 

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cao su được bón phân Con Công, ông Hoài nói: “Tôi luôn quan niệm phân bón đối với cây trồng như lương thực, thực phẩm đối với con người. Vì vậy, tạo ra “khẩu vị thức ăn” cho cây là việc làm cần thiết. Sản xuất phân bón Con Công chuyên dùng với cung cách “bón đúng loại dưỡng chất mà cây cần, bón đủ lượng chất mà cây thiếu”.  

Xuất phân bón Con công cho khách hàng

Ban đầu, Cty TNHH MTV Trường Anh chỉ là sản xuất phân bón một cách thủ công rồi đem khảo nghiệm trên vườn cây cao su non của Cty, vườn cây của một số hộ dân. Kết quả thật bất ngờ, chỉ sau 15 đến 20 ngày, các vườn cây cho sản lượng mủ cao hơn bình quân là 30% , chất lượng mủ cũng tốt hơn. Tại vườn cao su non sau 1 tháng cũng cho các chỉ số như chiều cao, vênh thân cây và độ dày vỏ vượt trội so với các loại phân đối chứng từ 20 đến 40% .Tiếp tục theo dõi thêm một thời gian từ 1 đến 2 tháng nữa, kết quả đều cho các con số tương tự, nhất là cao su kinh doanh. Ông Hoài nói: “Đáng lưu ý với vùng đất đồi Bắc miền Trung có độ dốc, nếu bón các loại phân khác, về mùa đông mưa lũ làm rửa trôi một lượng lớn phân bón, dẫn đến cây thiếu phân, làm cho hàm lượng cao su trong mủ chỉ đạt xấp xỉ 20% so với mùa hè( bình quân trên 30% ). Song tại những vườn cây bón phân Con Công cho hàm lượng mủ trên 25%, đó là điều kỳ diệu ”.  

Phấn khích trước những kết quả đạt được, ông Hoài quyết định đầu tư dây chuyền máy móc sản xuất phân bón. Đầu năm 2009, phân bón mang thương hiệu Con Công chính thức đến với bà con nông dân. Thành phần phân bón Con Công gồm có than bùn giàu axit humic và vi sinh vật, đa lượng(N, P, K…), vi lượng (Zn, Cu, Mo…). nhằm cải tạo và làm tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng.Phân bón Con Công đã được kiểm chứng hiệu quả trên nhiều loại cây trồng và trên nhiều vùng đất cũng như địa phương khác nhau đều cho kết quả rất tốt. Về cây cao su trồng mới, bón phân Con Công sau 2 tháng cho kết quả cây sinh trưởng tăng hơn 20 đến 40% so với bón phân khác trên thị trường. Cây cao su kinh doanh sau 15 ngày bón phân, vườn cây có bón phân Con Công bắt đầu có hiệu quả rõ rệt, bộ rễ phát triển rất mạnh, trong khi đó các vườn cây bón phân khác thì rễ phát triển rất yếu.  

Cao su được nông dân bón phân Con Công lên tươi tốt

Nhiều nông dân ưa dùng

Nhiều gia đình nông dân ở tỉnh Quảng Trị , cho biết phân bón Con Công dùng cho cây cao su rất hiệu quả.Bà Nguyễn Thị Dụy ở khóm 8, thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh, có vườn cây cao su 390 cây, sử dụng phân bón Con Công cho thu nhập bình quân 520.000đồng/ngày. So với vườn cây bên cạnh có 800 cây không sử dụng phân Con Công, chỉ thu được 537.000đồng/ngày. 

Với cây lạc, ông Trần Thanh Phong ở thôn Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị ,cho biết cây lạc được bón phân Con Công cho bộ lá xanh bóng tự nhiên rất đẹp.Tỷ lệ củ lép của vườn lạc bón phân Con Công rất ít.Kết quả khảo nghiệm phân bón này được Sở NN-PTNT Quảng Trị đánh giá tỷ lệ củ lạc chắc và năng suất cao. 

Với cây lúa, bước đầu Cty đang cho bón thử nghiệm trên các vùng đất thuộc các chân đất khác nhau ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị. Do đến thời vụ thu hoạch bị ảnh hưởng của trận lụt nên chưa đánh giá chính xác hiệu quả của phân bón, song ý kiến của người dân bón phân Con Công so với các loại cây khác cây lúa phát triển bình thường trong khi chi phí thấp hơn.  

Ông Nguyễn Thế Hoài- Giám đốc Cty ( đứng giữa) đang nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Hiện tại công suất của NM phân bón Con Công 20.000 tấn năm, giá bán phân bón tuỳ theo phân loại chuyên dùng từng loại cây, song cũng chỉ từ 5.000 đến 7.000 /kg.Trong khi đó gia phân U rê hơn 10.000 đồng/kg, giá phân DAP hơn 14.000 đồng/kg. Phân bón Con Công chuyên dùng cho các loại cây Cao su, cà phê, lúa, lạc… đã đến với thị trường từ Hà Tĩnh vào đến ĐăkLăk..   

Ông Hoài lý giải sự thành công về chất lượng phân bón Con Công là nhờ Cty chú trọng vào việc mời các nhà khoa học nghiên cứu đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu để đối chiếu với nhu cầu của mỗi loại cây, từ đó bổ sung vừa đủ những loại dưỡng chất mà cây cần. Bên cạnh đó, nguyên liệu than bùn giàu axit humic sau khi được hoạt hoá trở thành muối humat có tác dụng kích thích bộ rễ phát triển, tăng cường khả năng hấp thụ của rễ cây. Phân Con Công còn giàu vi sinh vật có ích làm nhiệm vụ chế biến các chất khó tiêu thành các chất mà cây hấp thụ được.Ngoài ra, dưới tác dụng của chất hữu cơ và sự hoạt động của các vi sinh vật, đất có được độ ẩm cần thiết, tơi xốp hơn và ngày càng màu mỡ hơn, giúp cây phát triển cân đối hài hoà giữa rễ, thân và lá nên cây trồng khoẻ mạnh từ đó dễ dàng vượt qua sự bất lợi của thời tiết, chống chịu tốt với sâu bệnh...   

Một khuyến cáo mà ông Hoài gửi đến các hộ nông dân là khi dùng phân bón Con Công thì không sử dụng thuốc diệt cỏ cho vườn cây, cần duy trì thảm thực vật ổn định trên vườn cây. Sau gần hai năm được nhiều nông dân sử dụng, phân bón Con Công đã giúp cây cà phê huyện Hướng Hoá vượt qua khí hậu khắc nghiệt để chiến thắng bệnh khô cành, rụng quả, hàng nghìn ha cao su tiểu điền huyện Vĩnh Linh xanh tốt và sản lượng mũ tăng lên rất nhiều.Con Công còn giúp cây lúa Quảng Trị chống chịu được với sâu bệnh. Tuy nhiên, phân bón Con Công vẫn còn một vài khiếm khuyết như độ ẩm còn cao, khó bón. Về nhược điểm này, ông Hoài cho biết sẽ sớm được khắc phục.  

Ông Nguyễn Quân Chính- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, nói: “Trong bối cảnh phân bón trong nước chưa sản xuất đủ, việc một DN của Quảng Trị mạnh đạn đầu tư cho ra đời sản phẩm phân bón Con Công có chất lượng là việc làm đáng khích lệ” .Với những cố gắng và những thành quả đạt được, Cty TNHH MTV Trường Anh nhiều lần được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định trao tặng Bằng khen cho Giám đốc và tập thể CBCNV công ty vì có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng quê hương, đất nước...

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm