| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Lâm Thao là chất dẫn giúp chúng tôi bán hàng

Thứ Sáu 01/09/2023 , 11:21 (GMT+7)

Một số đại lý từng quay đi bán phân bón của các hãng khác, cuối cùng cũng trở lại với Lâm Thao bởi vẫn là sản phẩm phù hợp nhất cho bà con nông dân.

Dù phân tích kiểu khoa học thì họ không đủ trình độ để đánh giá, nhưng nông dân lại “đo” bằng kết quả sản lượng, năng suất của cây trồng. Cứ nhìn số kg thóc thu được, màu hạt thóc đẹp là họ biết phân bón tốt. Ông Nguyễn Quang Đáp, Công ty TNHH Đáp Thành, nhà phân phối của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ở tỉnh Ninh Bình chia sẻ.

Ông Nguyễn Quang Đáp, Công ty TNHH Đáp Thành. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Nguyễn Quang Đáp, Công ty TNHH Đáp Thành. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ninh Bình có cảng trung chuyển nên các loại phân bón từ trong Nam ra, từ phía Bắc xuống, ngay cả trên nội tỉnh cũng có mấy nhà máy sản xuất nữa nên thị trường khá sôi động. Tỉnh nhỏ, lại thuộc vùng trũng, phân lũ nên diện tích canh tác lúa của Ninh Bình khá ít, trọng điểm là hai huyện Yên Khánh và Kim Sơn và đang mất dần đất vào các khu công nghiệp. Ông Nguyễn Quang Đáp tham gia vào thị trường phân bón 30 năm, nhận định giai đoạn hiện nay sản xuất nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn nhất.

Nông dân ngày xưa chưa có các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp thì không có nghề gì khác ngoài làm nông, buộc phải đầu tư cho nông nghiệp, dù có khi chỉ là lấy công làm lãi. Còn ngày nay họ có quá nhiều sự lựa chọn về kinh tế, có thể làm nghề dịch vụ tự hay công nhân. Khu công nghiệp hiện thu hút lực lượng lớn lao động trẻ tuổi, còn trật lại ở quê những người luống tuổi vừa làm nông vừa trông trẻ cho con, cho cháu đi làm. Nhiều chỗ ruộng đồng bỏ không đất bởi giá trị của hạt thóc thấp, bởi đi làm khu công nghiệp một ngày đủ thóc ăn một tháng, một tháng đủ thóc ăn cả năm. Cây dứa, cây mía, cây chè… cũng cho thu nhập không khá hơn cây lúa là bao. Khi nông dân bỏ ruộng thì đương nhiên không dùng phân bón nữa…

Dây chuyền sản xuất phân bón của Lâm Thao. Ảnh: Dương Đình Tường.

Dây chuyền sản xuất phân bón của Lâm Thao. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Đáp phân tích: “Chất lượng tốt và ổn định, giá cả phù hợp, thương hiệu gắn liền với nông dân kiểu cha truyền con nối, từ thời hợp tác xã kiểu cũ, đến xóa bỏ bao cấp rồi tới nay, hễ nghe nhắc đến phân bón Lâm Thao là bà con thấy quen thuộc. Một số cửa hàng vật tư không kinh doanh phân bón Lâm Thao thì những sản phẩm khác rất khó bán. Trong “giỏ” hàng hóa vật tư, phân bón Lâm Thao là yêu cầu bắt buộc phải có, là chất dẫn không thể thiếu được, dù khi bán có thể lãi không cao như những loại khác. Phân bón Lâm Thao lan tỏa mạnh nhất từ miền Trung-Tây Nguyên ra tới miền Bắc, còn Nam Bộ cũng có nhưng chưa được nhiều.

Tại sao bên cạnh nhà máy lân Ninh Bình mà nông dân trong tỉnh tôi vẫn thích dùng lân Lâm Thao vì lân Ninh Bình là nung chảy hợp với vùng trồng cây ăn quả, còn lân Lâm Thao là supe hợp với vùng lúa. Phân bón Lâm Thao sống được lâu dài là nhờ chất lượng. Xưa công tác tuyên truyền, nhất là việc tạo điều kiện cho đại lý biết đến nhà máy là không có mà vẫn bán mạnh. Giờ chúng tôi thường tổ chức cho các đại lý đi thăm nhà máy để biết dây chuyền công nghệ, biết quy mô thế nào.

Hàng năm công ty Lâm Thao phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh tổ chức vài chục buổi giảng giải, chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón. Thường mỗi buổi tổ chức ở một hai xã, mời bà con nông dân đến nghe, giúp họ biết cách sử dụng phân bón hiệu quả, không bị lãng phí. NPK 5.10.3 bón lót, NPK 12.5.10 bón thúc, phù hợp về giá, phù hợp về thói quen đầu tư cho lúa của nông dân, trung bình chỉ trên dưới 100.000đ/sào (360m2) nên vẫn được ưa chuộng nhất.

Với cây lúa, phân Lâm Thao là không thể thiếu. Ảnh: Dương Đình Tường.

Với cây lúa, phân Lâm Thao là không thể thiếu. Ảnh: Dương Đình Tường.

Những loại phân bón mới hàm lượng cao, chất lượng tốt, mang vác nhẹ nhưng khó vào phần vì sự bảo thủ của nông dân miền Bắc, phần vì diện tích nhỏ nên họ sản xuất chỉ để ăn là chính mà không quan tâm đến yếu tố hàng hóa thành ra không có động lực để dùng. Hiện giá thóc đang nhích lên cao, tuy nhiên theo tôi phân bón hàm lượng cao cũng chỉ phù hợp với những nông dân đầu tư làm lúa diện tích lớn trong miền Nam, còn ngoài miền Bắc vẫn chưa thể dùng đại trà.

Gần đây Chính phủ ngăn chặn khá quyết liệt vấn nạn phân bón kém chất lượng nhưng nó vẫn còn. Quản lý thị trường và Chi cục Trồng trọt Bảo vệ Thực vật dù có đi kiểm tra nhưng thực ra họ cũng có giấy phép kinh doanh đầy đủ, cũng đăng ký bản quyền nên khó xử lý…Trong đất thường tồn dư nhiều dinh dưỡng bởi nông dân hay bón phân vô tội vạ, không theo định lượng nào cả, cứ theo cảm tính, thấy cây xấu thì bón thêm vào cho tốt lên. Thực ra cây vụ đó sẽ ăn chưa hết phân đâu. Những đại lý bán sản phẩm phân bón kém chất lượng, vụ đầu tiên nông dân sử dụng, chênh lệch năng suất chưa nhiều, nhưng vụ thứ hai khi dinh dưỡng tồn dư trong đất đã hết, kết quả mới thấy rõ rệt nên tẩy chay và quay lại với phân Lâm Thao”.

Xem thêm
Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Các mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi cần được hưởng mức thuế chung 1%

Cục Chăn nuôi vừa có công văn gửi Tổng cục Hải quan, đề xuất, kiến nghị áp dụng thuế suất chung 1% với mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.

Bình luận mới nhất