Anh Phan Đình Quý-Công ty TNHH Như Linh tỉnh Lâm Đồng, nhà phân phối của công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao khẳng định. Trước đây ở Tây Nguyên nạn “lân đen” bùng phát gây điêu đứng cho các nhà vườn.
Lân đen là khái niệm mà trong đó hàm lượng lân hữu hiệu (lân cây trồng hấp thu được) rất thấp, không đạt 16% hoặc không có. Chúng được các cơ sở nhỏ lẻ phối trộn supe lân với các phụ gia khác hoặc phối trộn với lân trắng có hàm lượng lân tổng số cao nhưng không có hàm lượng lân hữu hiệu. Nhưng khi cây sầu riêng phát triển trong khoảng 10 năm nay gần đây thì mùa hoa của nó sẽ làm lòi đuôi chất lượng thực sự của lân đen:
“Trước dịch Covid đã tình hình trồng sầu riêng sôi động, giờ còn sôi động hơn nữa. Nhiều chủ vườn ở tỉnh Đắc Lắk, Lâm Đồng đã chuyển từ cà phê sang sầu riêng. Có những người trước đây chưa lấy hàng của tôi bao giờ nhưng bây ra giờ ra mua supe lân Lâm Thao. Tôi hỏi dùng để làm gì, họ trả lời để kích ra hoa sầu riêng.
Mùa sầu riêng chuẩn bị làm hoa hầu hết chủ vườn đều dùng lân Lâm Thao vì trong 30 ngày ấy chỉ có lân Lâm Thao mới kịp. Kể cả các loại lân hàm lượng hữu hiệu cao của các công ty khác cũng không dùng được bởi chúng tan lâu, thấy ngay không hiệu quả, cây ra hoa, ra nhánh kém. Còn dùng lân Lâm Thao cây sẽ ra hoa đồng loạt, đậu nhiều trái hơn. Sau đó nông dân đầu mùa sẽ dùng NPK 16.16.8, giữa mùa dùng NPK 13.13.13.
Dân trồng cà phê nhiều người không biết vì bỏ lân xuống khi cây ra trái chứ không phải lúc ra hoa nên khó phân biệt được chất lượng, hơn nữa đại lý bán thiếu thì họ mới mua lân đen”.
Tôi hỏi anh Quý rằng, sau khi Công ty Như Linh cùng một số nhà phân phối khác của Lâm Thao phản ứng rất mạnh mẽ về nạn lân đen thì có sự thay đổi nào không trên thị trường? Anh trả lời rằng có, hàng phân lân hàm lượng P205 hữu hiệu cao đã bán được nhiều hơn tuy nhiên nạn lân đen vẫn còn:
“Người ta đang xử phạt lân đen rất nhẹ và phạt từ ngọn là đại lý chứ không phạt từ gốc là nhà máy sản xuất lân đen. Không biết các cơ quan quản lý của Nhà nước có “đi đêm” với công ty sản xuất lân đen hay không mà chỉ bắt các đại lý bán 2-3 tấn phân kém chất lượng, phạt có vài triệu đồng. Phải truy ra họ lấy ở đâu để biết nhà phân phối chính, rồi đó từ đó truy ra tận gốc là máy. Trong nhà tôi bây giờ có 1 bao lân đen do mua để giới thiệu cho khách hàng thấy, nó nhái gần giống như lân Lâm Thao. Nếu không phải là người bán hàng mà là người dùng rất dễ lầm.
3-4 năm trước một số công ty sản xuất phân bón hữu cơ tầm bậy có tới nhà tôi nhưng tôi không có tiếp bởi vì biết thừa chất lượng của nó. Mấy đứa bán lân đen cũng biết tính tôi như vậy nên không dám mở miệng ra mà mời.
Tôi biết một số nhà phân phối lớn cũng bán hàng tầm bậy nhưng tôi thì không, chỉ có ăn lời dày một chút, còn bán hàng không đủ chất lượng mà nói đủ chất lượng, thiếu cân là tuyệt đối tránh. Đủ biết bao nhiêu là đủ, còn thiếu thì tôi không thiếu. Tôi giờ ngày xài có khi chưa tới 300.000đ, kiếm tiền tỉ nhờ bán hàng kém chất lượng thì tội cho con cái mình sau này. Tôi bán hàng tốt không phải sợ Trời hành, Chúa phạt gì mà là để lương tâm mình thanh thản.
Để dẹp được nạn lân đen theo tôi những doanh nghiệp sản xuất lân chân chính phải tập hợp nhau lại, đóng góp quỹ để thành lập ra đội tuyên truyền, đi quảng bá tới từng nông dân một để họ hiểu thì mới triệt được lân đen”.
Cũng theo anh Quý, những công ty sản xuất lân đen thường bán hàng bằng với giá lân có hàm lượng hữu hiệu cao nhưng 1 tấn thì khuyến mãi 1 thùng bia hay là quà một thứ quà hấp dẫn gì đó, 10 tấn thì cho đi du lịch Thái Lan. Lân đen kéo giá lên cao bằng lân xịn để tránh cho nông dân ngộ nhận rẻ tiền là kém chất lượng, còn khuyến mãi nhiều để kích thích vào lòng tham của đại lý:
“Nhiều đại lý gia đình họ sử dụng lân xịn nhưng cất ở trong nhà, còn bày bán ngoài cửa hàng cho khách hàng vẫn là lân đen. Có người hỏi kháy sao không lấy phân bày ngoài cửa hàng để bón cho vườn nhà mình đi thì chủ đại lý còn trả lời: 'Ngu gì mà bỏ loại lân đó'. Cỡ 80-90% đại lý là như thế. Giống như nông dân trồng rau, luống để ăn là khác, còn luống bán ra chợ là khác.
Đa số khách hàng, phần vì thiếu hiểu biết, một phần có hiểu biết sơ sơ nhưng do lý do tài chính, mua chịu nên người ta đưa thứ gì, lấy thứ đó. Nhưng khi Tây Nguyên trồng được cây sầu riêng, càng ngày càng có giá trị cao trên thị trường thì bản chất của lân đen bị lòi ra, không thể giấu mặt được. Nếu lấy 'lửa thử vàng' thì supe lân Lâm Thao là vàng, còn hoa của cây sầu riêng là lửa. Không có lân Lâm Thao, ở giai đoạn kích rễ, ra hoa thì cây sầu riêng sẽ phản ứng rất rõ ràng, và hiệu quả sẽ rất thấp. Dù lân đen có quảng cáo, khuyến mãi đến cỡ nào cũng bị lòi cái đuôi kém chất lượng trước cây sầu riêng.
Nông dân trồng sầu riêng bắt buộc dùng lân Lâm Thao và càng ngày người ta càng biết rõ điều đó. Bởi thế lân đen càng ngày càng ít có chỗ đứng ở Tây Nguyên. Công ty chúng tôi phân phối ở trên thị trường Tây Nguyên, khi được bán phân Lâm Thao đó là một lợi thế rất lớn”.