| Hotline: 0983.970.780

Phân bón NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa mùa phía Bắc có gì đặc biệt?

Thứ Hai 29/06/2020 , 12:01 (GMT+7)

Cây lúa khỏe phải được cung cấp đầy đủ 13 loại dinh dưỡng, nhưng đất lúa ở miền Bắc bị khai thác cạn kiệt nên thiếu các yếu tố dinh dưỡng trung, vi lượng.

Phân bón NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa cung cấp đầy đủ đa, trung, vi lượng cho lúa mùa miền Bắc. Video: Vadfco.

Sử dụng phân thông thường cho cây lúa vụ mùa phía Bắc

Sản xuất lúa mùa ở phía Bắc diễn ra trong điều kiện thời tiết nắng nhiều, nhiệt độ cao ngày dài, đêm ngắn, mưa giông, lốc, gió bão xuất hiện bất cứ lúc nào tác động mạnh đến sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Bên cạnh đó, đất trồng lúa cũng bộc lộ những hạn chế như phân hủy thối rữa rơm rạ cày vùi của vụ đông xuân làm tăng độ axit, đơn độc H2S, CH4 trong đất, thời kỳ đầu vụ (Sau cấy khi lúa bắt dầu hồi phục và đẻ nhánh), ở thời kỳ làm đòng, trổ bông thì giải phóng nhiều dinh dưỡng từ đất, do giông, mưa, sét rất dễ làm cho cây lúa tổn thương lá và dư thừa đạm trong cây.

Yếu tố thời tiết, đất đẩy cây lúa vụ mùa vào tình trạng bị kìm hãm do độc đất thời gian đầu vụ, thân yếu, lá mềm giai đoạn đẻ nhánh, nhiễm sâu cuốn lá, khô đốm lá, bạc lá, rầy nâu, đổ non… nếu sử dụng phân bón không đúng chủng loại.

Khi bón phân đơn tức là dùng riêng biệt phân đạm, phân lân supe, phân kali, tâm lý thích cây tốt nhanh, bà con bón nhiều đạm, cây lúa xanh mướt, mềm yếu, sau cấy lúa non bị đen xoăn rễ do ngộ độc đất, đất chua axit nhiều, mãi đến khi có mưa rào cây lúa mới bén rễ hồi xanh làm chậm lại sinh trưởng của cây, bón phân đơn thực chất chỉ cung cấp cho cây được 3 chất là đạm, lân và kali.

Khi tiến bộ kỹ thuật về phân bón cho ra đời các dòng sản phẩm phân NPK cũng vẫn thiếu nhiều các yếu tố dinh dưỡng khác, vậy sử dụng phân đơn, phân NPK thông thường cây lúa thiếu chất vôi để khử chua đất làm cho môi trường ngọt, rễ phát triển đồng thời có vôi cho cây ăn, cây còn cần silic để kiến thiết "chiếc áo" bẹ, phiến lá dày chắc, chống lại các đối tượng sâu bệnh gây hại, hạn chế rách, gẫy lá do gió mưa lớn của vụ mùa, thiếu magie, lưu huỳnh hạn chế quang hợp hữu hiệu để nâng cao năng suất cùng các nguyên tố vi lượng giảm chất lượng lúa gạo.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có cả bón lót và bón thúc rất phù hợp với vụ mùa phía Bắc. Ảnh: Xuân Thự.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có cả bón lót và bón thúc rất phù hợp với vụ mùa phía Bắc. Ảnh: Xuân Thự.

Sử dụng phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa vụ mùa 2020 phía Bắc

Theo dự báo của khí tượng thủy văn Trung ương vụ mùa 2020, có hơn 15 cơn bão, áp thấp ở biển Đông, xác suất sẽ có một số cơn đổ bộ vào đồng bằng Trung du Bắc bộ, gây mưa lớn, ngập úng ảnh hưởng trực tiếp đến cây lúa mùa.

Năm 2020 có nhuận 2 tháng tư âm lịch, lúa sẽ cấy đại trà vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 dương lịch, gặt lúa đông xuân bằng máy để lại hầu hết rơm rạ trên đồng ruộng được bừa vùi sẽ là tiền đề cho hữu cơ thối rữa sản sinh độc, chua trong đất, theo các kết quả điều tra dinh dưỡng đất trồng lúa ở miền Bắc cho thấy: Đất cần bón vôi hoặc phân có vôi nhằm khử chua, độc đất lúa cũng nghèo đến rất nghèo magie (MgO) dinh dưỡng giúp lúa dày lá tăng quang hợp hữu hiệu, thiếu nặng silic, đây là dưỡng chất quan trọng cho cây lúa khỏe chống chịu tốt ngoại cảnh vụ mùa.

Trong những năm qua bà con nông dân miền Bắc đã chọn phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển chuyên dùng bón cho lúa vụ mùa hiệu quả vượt trội, các dòng sản phẩm phân bón ĐYT NPK Văn Điển có đủ 13 thành phần dinh dưỡng, tỷ lệ thành phần dưỡng chất tùy thuộc vào từng loại phân chuyên dùng bón lót hoặc chuyên dùng bón thúc. Phổ biến trong sản xuất vụ mùa 2020, nông dân đang sử dụng các dòng sản phẩm sau đây:

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ đa, trung, vi lượng cho cây lúa. Ảnh: Việt Hà.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ đa, trung, vi lượng cho cây lúa. Ảnh: Việt Hà.

Dòng sản phẩm phân lót gồm có:

+ ĐYT NPK 10.7.3 có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 9%; MgO = 5%; SiO2 = 4%; S = 4% và 6 vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.

+ ĐYT NPK 8.8.4 còn được gọi là lúa 1, có thành phần dinh dưỡng: N = 8%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 4% ; S = 2% và 6 vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.

Dòng sản phẩm phân bón thúc gồm có:

+ ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 11% và 6 vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.

+ ĐYT NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 1%; SiO2 = 4% ; S = 7% và 6 vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.

Như vậy 4 dòng sản phẩm NPK chuyên dùng cho lúa vụ mùa nêu trên về thành phần dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ N, P, K cùng với tỷ lệ các chất vôi (CaO); magie (MgO); Silic (SiO2); Lưu huỳnh (S) và vi lượng cân đôi cho nhu cầu cây lúa ở từng giai đoạn như đẻ nhánh (phân chuyên thúc) giai đoạn làm đòng (phân chuyên lót) đồng thời góp phần xử lý đất chua cho cây lúa an toàn sau khi cấy và đẻ nhánh.

Hướng dẫn bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển hiệu quả

Từ đặc tính nông học của cấy lúa, cũng như nhu cầu dinh dưỡng, phân bón NPK chuyên dùng Văn Điển cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, từ khi cấy đến lúc lúa phân hóa mầm hoa (Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng).

Trong giai đoạn này cây tập trung phát triển nhánh, tăng lá, bẹ lá, dưới mặt đất thì rễ tơ phát triển tập trung ở lớp đất mặt hút nước dinh dưỡng và thở không khí, từ khi lúa phân hóa hoa đến trỗ bông (giai đoạn sinh trưởng sinh thực), cây lúa tăng trưởng phân đốt, làm đòng, gié, hạt, lúc này bộ rễ thứ cấp chủ yếu phát triển theo chiều ăn sâu lớp đất dưới để lấy dinh dưỡng đồng thời giữ cho cây chống chọi gió lớn (theo bản năng của cây).

Phân bón Văn Điển có nhiều dòng sản phẩm chuyên dùng cho cây lúa. Ảnh: Vadfco.

Phân bón Văn Điển có nhiều dòng sản phẩm chuyên dùng cho cây lúa. Ảnh: Vadfco.

Khi các loại phân đáp ứng được nhu cầu thì lúa khỏe mạnh, phân bón Văn Điển bón cho lúa mùa 2020 được khuyến cáo như sau:.

* Đợt 1: Bón phân lót: Bón trước khi cấy kết hợp phân chuồng nếu có, yêu cầu bón phân sâu nằm lớp đất dưới giành cho cây ăn chủ yếu vào giai đoạn làm đòng, trỗ chín, bà con nông dân có thể sử dụng một trong hai dòng sản phẩm ĐYT NPK 10.7.3 hoặc dùng dùng ĐYT NPK 8.8.4; lượng bón từ 8 - 10 kg/ sào bắc bộ (360m2) nhiều nơi bà con có cách bón lót khi đi cấy thì mang theo phân ra ruộng rắc đều phân xong là cấy ngay.

+ Đợt 2: Bón phân thúc: Cần được bón sớm ngay khi lúa ra rễ trắng hoặc lá non, vụ mùa sau cấy 7 -10 ngày đã phải bón phân thúc, các loại phân chuyên thúc NPK Văn Điển có hàm lượng đạm, kali, CaO, và đầy đủ các chất silic, magie, lân, vi lượng giúp cây đẻ nhánh sớm, nhánh to mập, vươn lá, thân cứng, bản lá dày, quang hợp tốt giúp cho nhánh hữu hiệu thành bông cao.

Sử dụng một trong các loại phân thúc như ĐYT NPK 12.5.10 hoặc dùng ĐYT NPK 13.3.10 (lúa 2), lượng bón từ 10 - 12kg/sào tùy theo chân đất và giống lúa, nên bón phân khi trời tạnh ráo về buổi chiều, giữ mực nước nông (3 - 5cm).

Phân bón chuyên dùng lót và chuyên dùng thúc Văn Điển thực hiện "lót sâu", "thúc sớm" cây lúa mùa khỏe mạnh, phát triển đồng đều, bộ lá xanh sáng, vươn đứng thông thoáng, ánh sáng được lá hấp thụ tốt cả hai mặt lá tăng tích lũy để tạo năng suất cao.

Lúa cứng cây sức đề kháng tốt với thời tiết vụ mùa, ít đổ non, ít sâu bệnh, chắc ăn, năng suất bền vững đặc biệt chất lượng lúa gạo cải thiện rất nhiều, dễ tiêu thụ trên thị trường.                  

Xem thêm
Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?