| Hotline: 0983.970.780

Bón phân thông minh giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa

Thứ Sáu 05/07/2019 , 07:01 (GMT+7)

Sử dụng phân bón không hợp lí trong canh tác lúa sẽ góp phần gây phát thải khí nhà kính.

Giải pháp khắc phục là sử dụng phân bón thế hệ mới có sử dụng chất làm giảm thất thoát phân đạm (Agrotain) và giảm cố định lân (Avail).

09-55-55_32_gro_lu_2_mt
 

Trong đó, hoạt chất Agrotain giữ vai trò kìm hãm hoạt động của enzyme urease trong quá trình khoáng hóa urê, đồng thời làm giảm 20-25% lượng đạm bón và giảm phát thải N2O, NH4.

Chất Avail giúp hạn chế quá trình cố định hóa học của lân do các cation Ca2+, Fe3+, Al3+ trong đất, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Hiện quy trình canh tác thông minh này đang được triển khai tại Dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải Khí nhà kính AgResults” tỉnh Thái Bình.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những tác nhân như đốt rơm rạ sau thu hoạch, quy trình sản xuất, làm đất lạc hậu, chế độ bón phân không hợp lí trong cách canh tác lúa truyền thống của bà con nông dân là nguyên nhân chính gây phát thải khí nhà kính. Báo cáo về Biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam năm 2014 cho thấy, 33% lượng phát thải khí nhà kính là từ ngành nông nghiệp, trong đó khoảng 50% lượng phát thải là từ canh tác lúa.

Để giải quyết thách thức này, dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính AgResults” được Cục Trồng trọt - Bộ NN-PTNT phối hợp cùng chính phủ các nước Úc, Canada, Anh, Mỹ, các Quỹ và các tổ chức phi lợi nhuận… chính thức triển khai.

Dưới hình thức là cuộc thi mang tầm quốc tế nhằm khuyến khích tạo ra các gói giải pháp kỹ thuật mới trong canh tác lúa, dự án bắt đầu triển khai từ tháng 5/2017 đến tháng 3/2021, tổng cộng là 6 vụ. Hiện nay, dự án đã đi vào giai đoạn II, vụ Xuân năm 2019 vừa vào thu hoạch.

Là một trong 3 đơn vị xuất sắc đã được trao giải thưởng sơ kết giai đoạn I dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính AgResults”, gói công nghệ Công ty CP Phân bón Bình Điền đã cho thấy tỉ lệ đạt năng suất cao và giảm lượng lớn phát thải khí nhà kính so với sản xuất lúa thông thường.

Kết quả này là tổng hợp các giải pháp kỹ thuật đồng bộ trong quy trình canh tác lúa. Đặc biệt, kỹ thuật bón phân chia làm 3 thời kì, gồm bón lót, lần 1, ngay khi sạ hoặc cấy; bón thúc đẻ nhánh, lần 2; và bón lần 3, thúc nuôi đòng; chỉ sử dụng phân bón thế hệ mới có sử dụng chất làm giảm thất thoát phân đạm (Agrotain) và giảm cố định lân (Avail), đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm phát thải khí nhà kính.

09-55-55_31_gro_lu_1_mt
 

Cụ thể:

- Phân đạm có bổ sung hoạt chất Agrotain có tác dụng kìm hãm hoạt động của enzyme urease trong quá trình khoáng hóa urê, làm giảm 20-25% lượng đạm bón và giảm phát thải N2O, NH4.

- DAP có sử dụng Avail có tác dụng hạn chế quá trình cố định hóa học của lân do các cation Ca2+, Fe3+, Al3+ trong đất làm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón;

- Đặc biệt, các loại phân chuyên dùng với liều lượng đạm, lân, kali (N/P2O5/K2O) thích hợp với lúa như: Phân Đầu Trâu TE+ Agro Lúa 1; Phân Đầu Trâu TE+ Agro Lúa 2 giúp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm phát thải.

Là một trong những nông dân áp dụng gói công nghệ Công ty CP Phân bón Bình Điền trên đồng ruộng, ông Tạ Văn Vĩnh, ngụ thôn Văn Lãng, xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, Thái Bình vui mừng cho biết: “Cây lúa nó phát triển so với cây lúa cấy tự do thì có thu nhập chắc chắn cao hơn 30%. Ví dụ, bên đây (cánh đồng canh tác theo gói công nghệ Công ty CP Phân bón Bình Điền-PV) nếu được 2 tạ thì bên kia (cánh đồng canh tác theo truyền thống-PV) chỉ có 1,7 tạ thôi. Đó là về năng suất. Còn về hình thức thì toàn bộ cánh đồng này chỉ có một màu thôi. Cả một cánh đồng 11-12 ha không có ruộng nào khác màu”.

Đánh giá về dự án và các đơn vị tham gia, bà Trần Thu Hà – Giám đốc Dự án Agresults Việt Nam cho biết: “Đến thời điểm này thì dự án đã hoàn thành pha 1 của dự án, tức là pha đã thử nghiệm, đánh giá và kiểm định 11 gói công nghệ đã dự thi. Chúng tôi chỉ khuyến cáo rằng những gói công nghệ chúng tôi cho mở rộng trong pha 2 này đã được kiểm định quốc tế đánh giá là những gói công nghệ ưu việt, tăng năng suất, giảm giá thành và giảm khí phát thải nhà kính”.

Tham gia dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính AgResults” của Bình Điền, ông Đỗ Hải Loan – HTX Nông nghiệp Song Lãng, xã Song Lãng cũng phấn khởi cho biết, bắt đầu từ đây, nhận thức và tập quán canh tác lúa của bà con cũng dần chuyển biến.

“Bình Điền đã đưa ra sơ đồ chăm bón. HTX chỉ đạo người dân chấp hành rất nghiêm túc. Chất lượng phân bón phải nói, đến giờ này, trên cánh đồng của xã lúa rất tốt. Điều mà chúng tôi đắc nhất, là chuyển biến được nhận thức của người dân. Thứ nhất là xử lý được rơm rạ, giảm được độc hại cho cây lúa phát triển. Thứ hai nữa là tạo được sự đồng thuận giữa nhân dân. Tức là khi bà con tham gia mô hình, và trăm nghe không bằng một thấy. Khi mà thấy hiệu quả như bây giờ, so sánh giữa hai bên, bà con cũng so sánh, thấy hiệu quả mang lại rất cao”.

Theo kết quả giai đoạn I dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính AgResults”, nếu như ở phương thức canh tác lúa truyền thống, lượng phát thải khí nhà kính đo được luôn ở mức 2.609 kg/ha/vụ thì tại mô hình sử dụng phân bón Đầu Trâu của Bình Điền, tổng lượng phát thải khí nhà kính mỗi vụ chỉ là 1.195 kg/ha/vụ. Như vậy, so với tập quán canh tác lúa của nông dân, thì khi áp dụng phân bón Đầu Trâu vào sản xuất lúa đã giúp cắt giảm 1.414 kg/ha/vụ, chiếm 54,19%, tức hơn một 1/2 lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường.

Chia sẻ về dự án mà Bình Điền tham gia tại Thái Bình, ThS. Phạm Anh Cường - Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển, Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết: “Trong gói công nghệ này, giải pháp cốt lõi là hàm lượng dinh dưỡng phải cân đối, có đầy đủ đạm, lân, kali và chất hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính là Agrotain, hoạt chất giảm thất thoát lân là Avail. Hai hoạt chất này Bình Điền độc quyền nhập từ Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, chúng tôi ứng dụng các gói kỹ thuật canh tác khác như lượng giống giảm, lượng phân bón giảm và sạ cấy thưa. Đồng thời áp dụng tưới tiêu hợp lý. Tức là, ngập khô xen kẽ. Để làm sao, với đồng loạt các giải pháp kỹ thuật đó, sẽ thúc đẩy, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cây lúa. Như vậy, quá trình sinh trưởng phát triển cây lúa tốt và lượng vật tư bón vào ít, lượng khí phát thải vào môi trường sẽ ít”.

09-55-55_mh_gresults_in_nguyen_x-vu_thu-thi_binh_2
 

Hiện tại, giai đoạn II của dự án đã bắt đầu, với vụ Xuân năm 2019, kết thúc vào vụ Mùa năm 2020. Qua công tác kiểm định, các gói công nghệ cho năng suất cao và giảm phát thải khí nhà kính (CH4 và N2O) sẽ được xác nhận và khuyến khích mở rộng ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

Khẳng định Bình Điền sẽ tiếp tục tham gia giai đoạn II đến kết thúc dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính AgResults”, ông Ngô Văn Đông – TGĐ Công ty CP Phân bón Bình Điền nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính, cũng như ý nghĩa của dự án trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

“Với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, phân bón Bình Điền, ngoài việc cung cấp đa vi lượng, chúng tôi còn đưa vào những nguyên vật liệu thông minh để tạo ra sản phẩm thông minh cung cấp đến bà con nông dân. Khi sử dụng sẽ vừa giúp nâng cao năng suất cây trồng, tăng giá trị sản phẩm, đặc biệt là giảm khí phát thải nhà kính. Và điều này là cực kỳ có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Việc bảo vệ môi trường là cấp bách hơn bao giờ hết. Vì thế hệ con cháu chúng ta sau này thừa hưởng những giá trị tốt đẹp”, ông Đông chia sẻ.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất