| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Văn Điển là lựa chọn hoàn hảo cho cây có múi ở phía Bắc

Thứ Ba 15/12/2020 , 12:27 (GMT+7)

Giai đoạn sau thu hoạch được tính từ sau khi thu quả đến khi cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, thông thường sau thu hoạch khoảng 3 - 4 tháng tùy theo giống cây.

Phân bón bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối cho cây ăn có mũi, cây rau màu phát triển cân đối, khỏe mạnh, nặng suất, chất lượng cao. Video: VADFCO.

Đặc điểm thổ nhưỡng khí hậu vùng miền núi phía Bắc

Mấy năm gần dây diện tích trồng cây có múi ở các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang không ngừng mở rộng, theo thống kê năm 2019 có khoảng 30.000ha, trong đó trên 60% diện tích cây có múi đang thời kỳ kinh doanh.

Do đặc điểm khí hậu phù hợp với cây có múi, đặc biệt thổ nhưỡng của vùng sinh thái đất, đất trồng cây có múi đều là các loại đất feralit có màu đỏ vàng, tơi xốp, tầng canh tác dày, thoát nước tốt, nằm ở độ cao trung bình từ 500 - 700 mét so với mực nước biển, thuận lợi cho bộ rễ tơ, rễ bên và rễ cọc phát triển ăn sâu vào đất, độ dày của tầng đât canh tác quyết định tuổi thọ của cây.

Tuy nhiên đất trồng cây có múi ở các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang có nhiều yếu điểm về dinh dưỡng đó là độ chua cao pH < 4,0, trong khi cây có múi yêu cầu pH từ 5,0 - 6,5, vậy nhất thiết phân bón phải chứa tỷ lệ vôi (Ca) nhất định. Bên cạnh đó, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu gồm lân (P2O5); canxi (CaO), magie (MgO), Silic (SiO2) vi lượng Bo (B), kẽm (Zn) nghèo kiệt.

Nhiều nhà vườn hàng chục năm sau trồng cây có múi vẫn chưa bón các loại phân chứa các chất trung vi lượng, nguyên nhân chính là sự hiểu biết về dinh dưỡng cây trồng, đặc tính đất, tính chất của các loại phân bón chưa thông thạo, dẫn đến người nông dân tùy tiện sử dụng phân bón theo cảm tính, theo phong trào, theo truyền miệng, thấy phân đạm bón vào lá xanh, non là thích.

Vì vậy đạm sử dụng cho cây quá mức cho phép, cây yếu, dễ nhiễm các loại sâu bệnh, thụ phấn đậu quả kém, năng suất chất lượng thấp, kém sức cạnh tranh trên thị trường.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển phù hợp với cây có múi và thổ nhưỡng, khí hậu vùng miền núi phía Bắc. Ảnh: Xuân Tuấn.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển phù hợp với cây có múi và thổ nhưỡng, khí hậu vùng miền núi phía Bắc. Ảnh: Xuân Tuấn.

Đặc tính nông học cây có múi giai đoạn sau thu hoạch

Các công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: ngay sau thu quả bộ rễ tơ phần lớn bị lão hóa do vận động hút dinh dưỡng quá nhiều để nuôi quả, nếu duy trì nó thì sức hút dinh dưỡng giảm sút, khi phá bỏ rễ tơ để cây tái sinh bộ rễ tơ mới hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng tăng lên nhiều lần và như vậy sức sinh trưởng của cây có múi khỏe mạnh và cho năng suất cao.

Trong quá trình tái tạo rễ tơ mới cây có múi (sau thu quả) cần nhiều nhất là chất lân (P2O5) kích thích ra rễ tơ mới nhanh, nhiều, duy trì độ bền của bộ lá do chất lân tham gia vào tầng sinh bần cuống lá chặt hơn, lá ít rụng, độ dai hơn, đồng thời cần thiết bổ xung ngay chất magie nhằm tăng cường diệp lục nâng cao quang hợp của lá, cây cũng hút vôi (CaO) để tạo thành dòng chảy nhựa thông suốt sau khi thu quả.

Các chất đạm (N) và kali (K2O) giai đoạn này cần rất ít, một yếu tố cũng rât quan trọng đó là độ thông thoáng khí của đất vùng rễ cho nên bón phân hữu cơ hoại mục để đất tơi xốp, cung cấp vi sinh vật có lợi cho đất đồng thời cũng cung cấp các chất vi lượng dự trữ cho cây phân bón mầm hoa sau này.

Phân bón Văn Điển đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và kỹ thuật chăm sóc cho cây có múi sau thu quả

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón nhưng chỉ có phân bón Văn Điển gồm phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK đáp ứng đầy đủ thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây có múi các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang.

Phân lân nung chảy Văn Điển

Phân lân nung chảy Văn Điển là phân khoáng không phải là phân hóa học, thân thiện môi trường sinh thái được sản xuất theo công nghệ nhiệt nung chảy cho chín quặng giàu lân apatit và sepentin, sa thạch chuyển hóa toàn bộ chất lân (P­2O5), chất canxi (vôi), chất magie (MgO), chất silic (SiO2) cùng 6 chất vi lượng sang dạng dễ tiêu cây sử dụng dễ dàng.

Thành phần dinh dưỡng chứa trong phân lân nung chảy Văn Điển như sau: Lân dễ tiêu (P2O5) = 16%. Chất vôi (CaO) = 30%, chất magie (MgO)= 15%; chất silic (SiO2) = 24% và 6 loại vi lượng: Bo (B); Kẽm (Zn), mangan (Mn); Sắt (Fe); Đồng (Cu) và coban (Co). Tổng số 85% dinh dưỡng cây có múi hấp thụ được. Đây là loại phân lý tưởng nhất hiện nay sử dụng bón cho cây có múi phục hồi sau thu quả.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển dùng bón cho cây có múi sau thu quả

 Từ lân nung chảy được phối hợp với đạm, kali trên dây chuyển hiện đại cho ra đời các dòng sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp nhất để phục hồi cho cây có múi sau thu quả.

- Đa yếu tố NPK Văn Điển 10.10.5. Có thành phần dinh dưỡng: N=10%; P2O5 = 10%; K2O = 5%; CaO = 16%; MgO = 9%; SiO2 = 13%; S = 1% và 6 loại chất vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu và Co...

- Đâ yếu tố NPK Văn Điển 10.7.3. Có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S = 4% và 6 loại chất vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu và Co...

Các vùng trọng điểm trồng cây có múi như bưởi Tân Lạc, Cam Cao Phong (tỉnh Hòa Bình), cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), Bắc Giang (Hồ Giang), đã dùng phân bón Văn Điển nhiều năm và hiệu quả bền vững vượt trội. Ảnh: BHB.

Các vùng trọng điểm trồng cây có múi như bưởi Tân Lạc, Cam Cao Phong (tỉnh Hòa Bình), cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), Bắc Giang (Hồ Giang), đã dùng phân bón Văn Điển nhiều năm và hiệu quả bền vững vượt trội. Ảnh: BHB.

Kỹ thuật chăm bón cây ăn quả có múi sau thu hoạch bằng phân bón Văn Điển ở các vùng chuyên canh Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang và Hà Giang

Sau thu quả cần đốn tỉa, tạo hình được tiến hành ngay, chọn ngày tạnh ráo, cắt bỏ cành khô, cành sâu bệnh, cành vượt, cành tăm, cành sát đất, cành xiên vào tán tạo cho bộ tán cây thông thoáng.

Khi cắt cành bỏ đi nên cắt sát vào thân, vết cắt nhẵn, thu gom cành tỉa rồi tiêu hủy. Làm sạch cỏ dại xung quanh gốc từ hình chiếu tán lá trở vào gốc cây, cỏ bên ngoài tán lá chỉ cần cắt ngắn, mục đích giữ ẩm đất, tránh xói mòn, rửa trôi đối với đồi dốc. Sau dọn sạch cỏ dại, tiến hành quét vôi vào vết cắt, ngăn ngừa sâu bệnh đặc biệt nấm phytopho ra (gây bệnh xì gôm, chảy nhựa, rệp hại cây).

Chọn ngày tạnh ráo đào rãnh xunh quang hình chiếu của tán cây, chiều rộng tán 20 – 25cm, sâu 15 – 20cm, đưa toàn bộ đất vừa đào lên mặt đất xung quanh bờ ngoài của rãnh, cần phơi đất sau khi đào 4-5 ngày để đất bốc thoát hết các loại khí độc hại đã tích tụ lâu ngày đồng thời làm cho các vết đứt của rễ tơ se lại.

Sau đó tiến hành bón phân: Mỗi gốc cây tùy theo tuổi cây, độ màu mỡ của đất, mức năng suất đã khai thác vụ trước đó để xác định lượng phân ở mưc cao hay mức thấp. Cây dưới 10 năm tuổi bón ở mức thấp, cây trên 10 năm bón mức cao. Cụ thể mức bón như sau:

Phân hữu cơ hoai mục bón 10 – 15 kg cho mỗi gốc, phân lân Văn điển bón từ 1,5 – 3kg/gốc, phân đa yếu tố NPK 10.10.5 hoặc dùng Đa yếu tố NPK 10.7.3 lượng bón từ 0,5  - 1,0 kg/ gốc, vôi bột nếu có bón từ 0,5 -1,0kg /gốc.

Trộn đều phân hữu cơ, phân lân Văn Điển, phân đa yếu tố NPK và vôi (nếu có) với lớp đất đào ở rãnh lên, sau khi trộn xong đưa toàn bộ hỗn hợp đất, phân xuống rãnh và tạo gờ nhỏ phía ngoài để giữ nước khi tưới hạn chế rửa trôi. Bón phân xong không nên tưới để đất tiếp xúc dần với phân và dễ tơ của cây tái sinh phát triển. Sử dụng tàn dư thực vật, lá xanh, rơm rạ tủ đất giữ ẩm.

Phân bón Văn Điển thân thiện môi trường, chất lân (P2O5) hữu dụng trong lân tan từ từ theo sự tiết dịch chua của rễ tơ, cây cần đến đâu thì phân lân cung cấp đến đó, cây chưa lấy chưa hết thì phân nằm lại dự trữ trong đất tiếp tục cung cấp cho cây khi có nhu cầu. Vì vậy bón phân Văn Điển cây ăn quả có múi duy trì bộ lá dày, mỡ màng, rễ tơ mới, tái tạo nhanh gấp  4 -5 lần so với bón phân khác.

Bón đồng bộ khép kín lân nung chảy, cùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây ăn quả có múi đáp ứng được đầy đủ cả 13 loại dưỡng chất, khi mưa xuân đến, trời ấm áp, kích thích cây phân hóa mầm hoa, tiếp tục bón thúc đợt đón hoa, đợt sau đậu quả và nuôi quả bằng phân đa yếu tố NPK 12.8.12 và NPK 12.7.20.

Xem thêm
Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?