| Hotline: 0983.970.780

Phát động 'Tuần lễ thực phẩm an toàn vùng miền' trên cả nước

Thứ Năm 08/12/2022 , 21:25 (GMT+7)

Chiều 8/12, Bộ Công thương tổ chức khai mạc và phát động 'Tuần lễ thực phẩm an toàn vùng miền', thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách, người tiêu dùng.

Tuần lễ thực phẩm an toàn được bắt đầu từ hôm nay 8/12.

Tuần lễ thực phẩm an toàn được bắt đầu từ hôm nay 8/12.

Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động thuộc Chương trình Hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022. Ngoài ra, chuỗi sự kiện còn có hoạt động giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm an toàn vào hệ thống phân phối; và các buổi quảng bá, truyền thông thu hút sự tham gia của đông đảo tầng lớp xã hội.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, chương trình được thực hiện trên quy mô toàn quốc, và có sự phối hợp, tham gia của các bộ, ngành Trung ương, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cùng với 63 tỉnh, thành phố.

"Xuyên suốt chương trình, chúng tôi sẽ triển khai nhiều giải pháp phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn một cách bền vững. Bộ Công Thương mong muốn tiếp tục nhận sự phối hợp, hỗ trợ và đồng hành của đơn vị liên quan, nhất là các doanh nghiệp phân phối, kinh doanh thực phẩm", bà Nga nói.

Hiện cả nước có trên 1.167 siêu thị, 254 trung tâm thương mại và hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi. Riêng chương trình Bình ổn thị trường, cả nước có khoảng 20.000 điểm bán bình ổn thị trường. Các địa điểm này là địa chỉ tin cậy về hàng hóa bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và giá cả cho người tiêu dùng; cũng là đối tác quan trọng của các nhà sản xuất.

Các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày trong khuôn khổ Tuần lễ thực phẩm an toàn.

Các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày trong khuôn khổ Tuần lễ thực phẩm an toàn.

“Hành động vì an toàn thực phẩm” là chương trình thường niên của Bộ Công thương. Thông qua đây, Bộ triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối thực phẩm như tăng cường xuất hàng vào các chuỗi siêu thị của doanh nghiệp FDI, đưa hàng Việt ra nước ngoài, thực hiện chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia; phối hợp kiểm soát và ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Nhờ một loạt hành động này, mức độ, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng sản phẩm sạch được xác định rõ. Các tiến bộ khoa học công nghệ và thông tin cho phép nhận dạng, phân tích, truy xuất nguồn gốc, giám sát các cơ sở sản xuất; công cụ hỗ trợ người tiêu dùng nhận biết thực phẩm an toàn cũng phát triển theo.

"Điều cần làm ngay là khẩn trương xây dựng ý thức cộng đồng về an toàn thực phẩm, xác định được nhu cầu kết nối của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn để hỗ trợ trúng và đúng, mang lại hiệu quả cao", bà Nga nhấn mạnh. 

Tại buổi Lễ, đại diện các đơn vị cùng thực hiện nghi thức khai mạc “Tuần lễ thực phẩm an toàn vùng miền” tại các hệ thống phân phối.

Các doanh nghiệp tham gia phân phối cam kết hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm an toàn vùng miền với nhiều chính sách ưu đãi. Cụ thể: ưu tiên hỗ trợ không chiết khấu với các hộ kinh doanh là HTX; ưu tiên các sản phẩm OCOP; hỗ trợ trưng bày, chăm sóc hàng hóa và các chương trình thúc đẩy bán hàng; hỗ trợ tư vấn toàn diện để hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể gia nhập chương trình “ Sinh kế cộng đồng”.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.