Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai vừa tiến hành kiểm tra lấy mẫu nhiều đơn vị cung ứng, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đem đi phân tích chất lượng và đã phát hiện, xử phạt nhiều sai phạm.
Cụ thể: Phạt 5 triệu đồng đối với Công ty TNHH Nông Gia Thịnh, có địa chỉ kinh doanh tại 502/6 đường Nguyễn Tri Phương, khu phố Bình Đường, TP Dĩ An, Bình Dương về hành vi ghi nhãn hàng hoá sai quy định, công dụng vượt đối tượng phòng trị.
Sản phẩm bị phát hiện sai phạm là Thuốc trừ sâu Thipro 550EC (Repsap 550); Afeno 80WP.
Phạt Công ty TNHH Meta AG có địa chỉ tại 86H đường Trần Thị Diệu, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức (TP.HCM) 600.000 đồng về hành vi ghi nhãn hàng hoá sai quy định.
Sản phẩm bị phát hiện sai phạm là Thuốc trừ sâu Khongray 45WP.
Phạt Công ty cổ phần AB Chemical có địa chỉ ở xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hoà, Long An 3 triệu đồng về hành vi ghi nhãn hàng hoá sai quy định, công dụng vượt đối tượng phòng trị.
Sản phẩm bị phát hiện sai phạm là Thuốc trừ sâu TVG 20 565EC.
Phạt Công ty TNHH Đầu tư AIT có địa chỉ tại phường 22 quận Bình Thạnh, TP.HCM 1,6 triệu đồng về hành vi ghi nhãn hàng hoá sai quy định, công dụng vượt đối tượng phòng trị.
Sản phẩm bị phát hiện sai phạm là Thuốc trừ sâu Nofara 35WG.
Phạt Công ty TNHH Berlin CHLBĐ Việt Nam có địa chỉ tại 641 đường Nguyễn Huệ, ấp Nam Sơn, huyện Thoại Sơn, An Giang 1,6 triệu đồng về hành vi ghi nhãn hàng hoá sai quy định, công dụng vượt đối tượng phòng trị.
Sản phẩm bị phát hiện sai phạm là Thuốc trừ sâu ABAGENT 500WP (diệt rầy xanh).
Phạt Công ty TNHH xuất nhập khẩu O2L ở lầu 8, số 520 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 11, quận 3, TP.HCM 1 triệu đồng về hành vi ghi nhãn hàng hoá sai quy định, công dụng đối với sản phẩm Thuốc trừ sâu Super Bomb 200EC.
Phạt Công ty TNHH Andovina ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ 1,6 triệu đồng về hành vi ghi nhãn hàng hoá sai quy định, công dụng đối với sản phẩm Thuốc trừ bệnh Maxxa 500WG và Thuốc trừ sâu Bombi Gold 500WG (trùm nấm khuẩn).
Phạt cửa hàng vật tư nông nghiệp (VTNN) Hồng Anh ở quốc lộ 56 khu phố Hoàng Quân, xã Long Giao, Cẩm Mỹ, Đồng Nai 1,5 triệu đồng về hành vi kinh doanh thuốc BVTV nhưng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV hết hạn.
Phạt cửa hàng VTNN Đức Thành ở số 632 tổ 8 khu phố 9, thị trấn Tân Phú, Đồng Nai 2,5 triệu đồng về hành vi kinh doanh 4 loại thuốc gồm: Thuốc trừ sâu TVG20 565EC; Thuốc trừ sâu Khongray 45WP; Thuốc trừ sâu Super Bomb có nhãn hàng hoá ghi sai quy định (công dụng vượt đối tượng phòng trị).
Phạt Cửa hàng VTNN Sinh Học ở ấp Ngọc Lâm 2, xã Phú Xuân, Tân Phú, Đồng Nai 800.000 đồng về hành vi kinh doanh Thuốc trừ sâu Sunvuanhen 15WP, Thuốc trừ sâu Nofara 35WG có nhãn hàng hoá ghi sai quy định.
Phạt Cửa hàng Tư Dược ở tổ 11 khu 2 thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, Đồng Nai 800.000 đồng về hành vi kinh doanh Thuốc trừ sâu Bombi Gold 500WG và Thuốc trừ sâu Fantasy 20EC có nhãn hàng hoá ghi sai quy định.
Cửa hàng VTNN Thái Bình 94 ở Tân Phú, Đồng Nai cũng bị phạt 2,75 triệu đồng về hành vi kinh doanh nhiều loại thuốc BVTV có sai phạm về nhãn mác, quảng cáo vượt đối tượng phòng trị. Gồm: Thuốc trừ sâu Center Osin 242WP, Thuốc trừ sâu Pounce 50EC, Thuốc trừ bệnh Metman Bul 68WG, Thuốc trừ sâu Binhan 95WP (Gấu đỏ).
Cửa hàng VTNN Ân Phú ở xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, Đồng Nai cũng bị phạt 500.000 đồng về hành vi kinh doanh Thuốc trừ bệnh Byphan 800WP và thuốc trừ bệnh AN-K-ZEB 800WP có sai phạm về nhãn mác.
Phạt Cửa hàng VTNN Thiện Dung ở ấp Ngọc Lâm, xã Phú Xuân, Định Quán, Đồng Nai 800.000 đồng về hành vi kinh doanh Thuốc trừ sâu Haihamec 3.6EC, và thuốc trừ sâu ThiPro 550EC (Repsap 550) có nhãn hàng hoá ghi sai quy định.
Phạt Công ty TNHH thuốc BVTV Phúc Hưng ở xã La Ngà, Định Quán, Đồng Nai 600.000 đồng về hành vi ghi nhãn hàng hoá sai quy định đối với Thuốc trừ bệnh BYPHAN 800WP.
Theo các chuyên gia về thuốc bảo vệ thực vật, việc các doanh nghiệp nhập nhèm, ghi sai nhãn mác, hoặc ghi vượt quá đối tượng phòng trừ bệnh trên cây trồng là hành vi gian dối nông dân.
Không những thế, việc quảng cáo hướng dẫn sử dụng vượt quá đối tượng cho phép rất nguy hiểm vì nó “xúi” người sử dụng dùng quá liều lượng, hoặc dùng không đúng đối tượng dẫn tới hiệu quả phòng ngừa sâu bệnh thấp, tiền mất mà cây trồng bệnh vẫn mang bệnh.
Nghiêm trọng hơn, do không dùng đúng thuốc đặc trị còn dẫn tới tình trạng sâu bệnh “nhờn” thuốc và có thể biến chứng thành loại bệnh khác nguy hiểm, khó chữa hơn…
Được biết, cơ quan chức năng các tỉnh, thành vẫn đang tiếp tục kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn nhằm xử lý triệt để các đơn vị cung ứng, kinh doanh sản phẩm kém chất lượng, hàng giả nhằm "móc túi" bà con nông dân.