| Hotline: 0983.970.780

Công ty Master Control Bio có dấu hiệu làm thuốc bảo vệ thực vật giả

Thứ Hai 16/11/2020 , 19:31 (GMT+7)

Đội quản lý thị trường số 5, tỉnh Đồng Tháp, cho biết đã phát hiện Công ty Master Control Bio có dấu hiệu làm thuốc bảo vệ thực vật giả.

Ngày 24/9/2020, Đội quản lý thị trường số 5, thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp tiến hành kiểm tra và lập biên bản hành chính tại Công ty Master Control Bio  tại địa chỉ Tổ 20, ấp Long Thành, xã Phú Thành A, Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, do ông Nguyễn Bảo Toàn làm đại diện pháp luật.

Thuốc trừ bệnh Timan 80WP bị Đội QLTT số 5 phát hiện có dấu hiệu làm giả sản phẩm của Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Tiền Giang. Ảnh: Đức Trung.

Thuốc trừ bệnh Timan 80WP bị Đội QLTT số 5 phát hiện có dấu hiệu làm giả sản phẩm của Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Tiền Giang. Ảnh: Đức Trung.

Theo biên bản kiểm tra số 4720/BB-KT, tại thời điểm kiểm tra phát hiện Công ty Master Control Bio có dấu hiệu kinh doanh hàng hoá gắn nhãn hàng hoá giả gồm: giả mạo tên thương nhân của thương nhân khác, giả mạo tên thương phẩm của hàng hoá.

Hàng hoá giả mạo là Thuốc trừ bệnh Timan 80WP (Mancozeb xanh) trên nhãn hàng hoá ghi: “Đăng kí: Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Tiền Giang, nhập khẩu: Công ty TNHH Real Chemical. Phân phối: Công ty TNHH MCB, địa chỉ: Phú Thành A, Tam Nông, Đồng Tháp.

Thành phần: Mancozeb 80% W/W, Special additive 20% W/W, loại 1kg/bịch, số lượng thuốc còn tồn là 305 bịch. Ngày sản xuất: 18/8/2020, hạn sử dụng 02 năm. Số đăng ký: 1828/CNĐK – BVTV”. Đội QLTT số 5 đã lập biên bản sự việc và tạm giữ toàn bộ tang vật.

Mặt sau của sản phẩm Thuốc trừ bệnh Timan 80WP (Mancozeb xanh) được cho là làm giả sản phẩm của Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Tiền Giang. Ảnh: Đức Trung.

Mặt sau của sản phẩm Thuốc trừ bệnh Timan 80WP (Mancozeb xanh) được cho là làm giả sản phẩm của Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Tiền Giang. Ảnh: Đức Trung.

Đội QLTT số 5 đã có công văn gửi Công ty VTNN Tiền Giang để điều tra. Ảnh: Đức Trung.

Đội QLTT số 5 đã có công văn gửi Công ty VTNN Tiền Giang để điều tra. Ảnh: Đức Trung.

Được biết, để có căn cứ xử lý dấu hiệu làm hàng giả, ngày 28/9/2020 Đội QLTT số 5 đã có công văn số 52/QLTT. Đ5 gửi Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Tiền Giang đề nghị xác định hàng hoá đang bị tạm giữ theo mẫu hàng và hồ sơ kiểm tra có phải hàng hoá gắn nhãn giả mạo tên thương nhân của thương nhân khác; giả mạo tên thương phẩm hàng hoá của Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Tiền Giang hay không.

Địa điểm nơi Đội quản lý thị trường số 5 (QLTT) thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp phát hiện Công ty Master Control Bio có dấu hiệu làm giả sản phẩm Thuốc trừ bệnh Timan 80WP (Mancozeb xanh). Ảnh: Đức Trung.

Địa điểm nơi Đội quản lý thị trường số 5 (QLTT) thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp phát hiện Công ty Master Control Bio có dấu hiệu làm giả sản phẩm Thuốc trừ bệnh Timan 80WP (Mancozeb xanh). Ảnh: Đức Trung.

Phúc đáp công văn của Đội QLTT số 5, ngày 1/10/2020, đại diện Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Tiền Giang đã có công văn số 213/VTNN trả lời: Căn cứ tài liệu, hồ sơ cùng công văn số 52/QLTT. Đ5 ngày 28/9/2020 của Đội QLTT số 5 và xem xét thực tế trực tiếp các đặc điểm của sản phẩm Thuốc trừ bệnh Timan 80WP (Mancozeb xanh) mà Đội QLTT số 5 tạm giữ; Công ty VTNN Tiền Giang khẳng định toàn bộ các sản phẩm Thuốc trừ bệnh Timan 80WP (Mancozeb xanh) mà Đội QLTT số 5 điều tra, phát hiện nói trên không phải là sản phẩm của công ty sản xuất. Cả 305 bịch Thuốc trừ bệnh Timan 80WP (Mancozeb xanh) trên nhãn hàng hoá ghi “Đăng kí: Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Tiền Giang” là hàng hoá giả mạo tên thương nhân, giả mạo tên thương phẩm hàng hoá của Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Tiền Giang.

Đại diện Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Tiền Giang cho biết đã có văn bản đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm vụ làm hàng giả của công ty mình để trục lợi và gian dối nông dântheo quy định của pháp luật nhằm răn đe những đối tượng có ý định làm giả, gian dối nông dân.

Liên quan đến vụ việc, trao đổi với NNVN Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm các quy định của Nhà nước trong quản lý thị trường, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, quyền được bảo hộ của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh đứng đắn được quy định tại điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Điều 192 quy định cụ thể như sau: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức. Hàng giả trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn. Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng… Về pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt tiền từ 1 -3 tỷ đồng.

Sản xuất hàng giả là hành vi sản xuất ra các loại hàng hóa tiêu dùng không đảm bảo chất lượng, đúng kiểu dáng, nhãn hiệu và chất lượng đã đăng ký , hoặc nhái lại kiểu dáng của hãng nổi tiếng đã đăng ký bản quyền ... Buôn bán hàng giả là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho người tiêu dùng với giá của hàng thật.

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ được cấu thành tôi phạm nếu số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính ..., luật sư Tuấn nói.

Xem thêm
Quy Nhơn: Điều tra vụ học sinh lớp 7 bị đánh dã man giữa đường

Tỉnh Bình Định xác nhận Công an xã Nhơn Hội đã chuyển hồ sơ vụ cháu Đ.N.A.K (học sinh lớp 7) bị đánh dã man giữa đường cho Công an TP Quy Nhơn điều tra.

Dự án Đại Ninh: Quyền lực, hối lộ và sai phạm trong quản lý đất đai

Phiên tòa vụ án Đại Ninh tập trung làm rõ trách nhiệm 10 bị cáo, từ những sai phạm trong xử lý dự án đến lời thú nhận đau đớn của các cựu quan chức.

Bình luận mới nhất