| Hotline: 0983.970.780

Phát triển ngành thủy sản bền vững: [Bài 3] Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản từ nuôi biển

Thứ Ba 21/11/2023 , 10:04 (GMT+7)

Nuôi biển tự nhiên không chỉ phục hồi lại nguồn lợi thủy sản quý hiếm mà còn giải quyết vấn đề sinh kế, mang lại thu nhập cao cho các cá nhân, doanh nghiệp.

Hiện nay, tình hình sụt giảm trữ lượng hải sản và suy thoái nguồn lợi, đa dạng sinh học biển đã gióng lên hồi chuông báo động từ nhiều năm qua. Nhằm phục hồi, tái tạo lại nguồn lợi thủy sản, từ những năm 1970, những quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Na Uy… đã “bồi đắp” cho sinh vật biển bằng cách nuôi biển tự nhiên.

Chiến lực của Việt Nam trong thời gian tới để phát triển ngành thủy sản bền vững là tăng nuôi biển và giảm khai thác. Ảnh: K.S.

Chiến lực của Việt Nam trong thời gian tới để phát triển ngành thủy sản bền vững là tăng nuôi biển và giảm khai thác. Ảnh: K.S.

Nuôi biển tự nhiên được hiểu là thả con giống ra biển để đạt kích thước thương mại rồi mới khai thác. Việc này có 2 ý nghĩa. Thứ nhất, là tái tạo lại nguồn lợi trong tự nhiên hiện đã bị khai thác quá mức. Thứ hai, là khai thác khi các loài hải sản đã đạt kích thước thương mại sẽ kết hợp được giữa bảo tồn thiên nhiên cũng như giải quyết sinh kế, tăng thu nhập cho người dân và các doanh nghiệp.

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Cục Kiểm ngư, Bộ NN-PTNT) khẳng định, để hiện thực hóa Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển thì một trong những chiến lược của Việt Nam là giảm khai thác và tăng nuôi biển, trong đó có nuôi biển tự nhiên.

Đối với nuôi biển tự nhiên, không có khu vực nào tốt bằng ở các Khu bảo tồn biển. 27 khu bảo tồn biển hình thành trong thời gian tới được phân ra làm các khu vực khác nhau: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; Phân khu phục hồi sinh thái; Phân khu dịch vụ - hành chính và vùng đệm. Hiện nay, các khu bảo tồn biển đã có trong quy hoạch, những khu vực nào được nuôi và nuôi loài nào sẽ được quy định.

Những khu bảo tồn biển là nơi có thể tiến hành nuôi biển tự nhiên ở những phân khu được cho phép. Ảnh: L.K.

Những khu bảo tồn biển là nơi có thể tiến hành nuôi biển tự nhiên ở những phân khu được cho phép. Ảnh: L.K.

“Ngoài ra, trong 27 khu cư trú nhân tạo thuộc 149 khu vực biển khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng là nơi để nuôi biển tự nhiên. Chúng tôi đã điều tra, đánh giá, xác định ranh giới tọa độ, phạm vi và môi trường rất tốt. Tất nhiên, còn phải tùy tình hình của từng địa phương để có những khu vực phù hợp.

Cùng với việc xác định vùng nuôi biển tự nhiên thì cần phải hoàn thiện công nghệ sinh sản nhân tạo để phục hồi các loài nguy cấp, quý hiếm. Dự kiến, từ nay đến năm 2050, chúng tôi sẽ hoàn thành công nghệ sinh sản nhân tạo của khoảng 18 loài. Sau khi hoàn thành sẽ đưa ra nuôi thương phẩm và một phần nuôi tái sinh, thả tái tạo ở vùng biển tự nhiên”, ông Hùng thông tin.

Như vậy, có thể thấy, nuôi biển tự nhiên là giải pháp vừa tái tạo lại những loại sinh vật có giá trị cao nhưng đồng thời vừa mang lại giá trị kinh tế cho những cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Theo Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, ngoài việc nuôi tự nhiên trong các khu bảo tồn biển, thì các vùng biển mà những doanh nghiệp được giao quản lý cũng có thể triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, để nuôi biển tự nhiên cần phải quan tâm đến vấn đề sinh thái của các loài nuôi. Đòi hỏi có những hiểu biết, đặc biệt với những đối tượng mới. Có như vậy mới đưa ra được giải pháp phù hợp với đặc trưng sinh thái của loài cũng như của sinh cư và đặc điểm sinh sống để quản lý, khai thác một cách hiệu quả nhất.

Trên thực tế hiện nay, nuôi biển tự nhiên ở nước ta bước đầu hình thành qua việc thả giống hải sản trong các sự kiện thủy sản hoặc môi trường với các loài cá cảnh, tôm sú, cá thực phẩm. Hay như di dời, quản lý đàn sinh sản kết hợp với hoạt động phục hồi rạn san hô. Hoặc nuôi vẹm xanh, ngao, nghêu, sò huyết… trên bãi triều và vùng nước nông ven biển.

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Cục Kiểm ngư, Bộ NN-PTNT) cho rằng, thời gian tới, cần phải hoàn thiện công nghệ sinh sản nhân tạo để phục hồi các loài nguy cấp, quý hiếm. Ảnh: L.K.

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Cục Kiểm ngư, Bộ NN-PTNT) cho rằng, thời gian tới, cần phải hoàn thiện công nghệ sinh sản nhân tạo để phục hồi các loài nguy cấp, quý hiếm. Ảnh: L.K.

Phần lớn hoạt động nuôi biển ở quy mô gia đình, manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, công nghệ lạc hậu và không bền vững vì tác động xấu đến môi trường. Cùng với đó là nhiều khó khăn, vướng mắc do thiếu quy hoạch, thiếu thủ tục giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân. Nhà nước chưa ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn và thiếu chính sách hỗ trợ phát triển nghề nuôi biển tự nhiên.

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, việc phát triển nuôi biển không chỉ bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản mà còn là cứu cánh, giải quyết căn bản, lâu dài cho vấn đề "thẻ vàng" IUU.

“Tuy nhiên, mặc dù đã có chính sách nhưng vẫn khó thực thi. Có thể lấy ví dụ như vấn đề giao biển lâu dài cho tổ chức, cá nhân để phát triển nuôi biển. Theo Luật Thủy sản năm 2017, tổ chức cá nhân được giao biển trong khoảng 30 năm và có thể kéo dài thêm 20 năm. Vậy nhưng hiện nay, chưa có tỉnh nào thực hiện giao được biển cho người dân, doanh nghiệp theo thời hạn đó. Nếu không giao được lâu dài thì các cá nhân, tổ chức không thể đầu tư bài bản để thực hiện”, ông Dũng nói.

Bà Bùi Thị Thu Hiền, Quản lý Chương trình biển và vùng bờ, Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN Việt Nam cho biết: “Về xu hướng nuôi biển tự nhiên kết hợp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có thể thực hiện được trong khu vực phục hồi hệ sinh thái, vùng dịch vụ hành chính và vùng đệm của khu bảo tồn biển có sự tham gia của doanh nghiệp. Ở những khu vực này, các doanh nghiệp sẽ như cánh tay nối dài để hỗ trợ và bảo vệ thêm khu vực cần phải bảo vệ, tránh những hoạt động đánh bắt thủy sản không được phép. Tất nhiên, khi tham gia vào khu vực bảo tồn biển thì doanh nghiệp phải tuân thủ một số quy định về môi trường chứ không phải hoạt động thủy sản nào cũng có thể thực hiện”.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm