| Hotline: 0983.970.780

Phát triển rừng bền vững phải tạo sinh kế cho dân

Thứ Tư 17/05/2023 , 19:03 (GMT+7)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh 'giữ rừng hay hủy hoại rừng đều do con người. Do đó, muốn phát triển rừng bền vững phải giúp người dân gắn với rừng phát triển'.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn phát triển rừng bền vững phải giúp cộng động cư dân sinh sống xung quanh rừng phát triển. Ảnh: Trung Quân.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn phát triển rừng bền vững phải giúp cộng động cư dân sinh sống xung quanh rừng phát triển. Ảnh: Trung Quân.

Chiều 17/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có buổi làm việc cùng một số đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT và đại diện Công ty TNHH Hệ sinh thái The Vos (Công ty The Vos) về kinh nghiệm về phát triển đa dụng của hệ sinh thái rừng.

TS. Lê Hoàng Thế, Giám đốc Công ty The Vos, đã có những chia sẻ về mô hình phát triển trồng rừng theo các tiêu chuẩn quốc tế và trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng trồng keo lai của công ty đang triển khai.

Theo ông Thế, cây keo lai nếu thu hoạch sau 5 năm trồng bình quân đạt 150 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, nếu khai thác từ năm thứ 7 trở đi, thân gỗ có đường kính lớn hơn sẽ cho nguồn thu cao hơn gấp 3 lần.

Tuy nhiên, việc khuyến khích người dân phát triển rừng gỗ lớn để mang lại giá trị kinh tế cao hơn không phải việc dễ dàng vì luôn có một bài toán đặt ra là làm thế nào để giải quyết sinh kế cho người dân trong thời gian chờ gỗ lớn.

Xuất phát từ câu hỏi đó, từ năm 2018, công ty đã bắt đầu triển khai trồng thử nghiệm nấm linh chi đỏ dưới tán rừng trồng keo lai. Qua mô hình thử nghiệm cho thấy, trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng đảm bảo cho người dân có nguồn thu nhập thêm tối thiểu 200 triệu đồng/ha/năm. Điều này vừa giải được bài toán sinh kế cho người trồng rừng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế, môi trường; gúp công tác quản lý, phát triển rừng bền vững hơn.

Cũng theo ông Thế, 5 nguyên tắc của nông nghiệp tái sinh là tối đa lớp phủ trên bề mặt đất, giảm thiểu sự xáo trộn của đất, tối đa hóa dạng cây trồng, duy trì rễ sống quanh năm, tích hợp chăn nuôi. Khi canh tác rừng theo phương pháp nông nghiệp tái sinh kết hợp đầu tư Chứng nhận quản lý rừng bền vững dành cho các đơn vị trồng và khai thác rừng (FSC-FM) không chỉ tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận cho người trồng rừng mà còn được là cách tốt nhất cải tạo đất và môi trường.

Qua nhiều năm thử nghiệm, việc phối hợp trồng cây keo lai với nấm linh chi đỏ bằng phương pháp trồng xem canh kết hợp đầu tư chứng chỉ rừng FSC - FM sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất trong việc thực hành nông nghiệp tái sinh tại Việt Nam.

Các đại biểu tham gia buổi làm việc đều có chung nhận định, mô hình mà Công ty The Vos đang triển khai cùng lúc có thể giải quyết nhiều vấn đề mà lâu nay chúng ta vẫn đang loay hoay tìm hướng đi cho việc phát triển kinh tế rừng bền vững như tích hợp đa giá trị, giải quyết câu chuyện sinh kế cho người dân, thực hiện những cam kết với cộng đồng quốc tế về việc đạt các chứng chỉ rừng bền vững, tín chỉ các bon…

T.S Lê Hoàng Thế, Giám đốc Công ty The Vos chia sẻ về mô hình phát triển trồng rừng theo các tiêu chuẩn quốc tế và trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng trồng keo lai. Ảnh: Trung Quân.

T.S Lê Hoàng Thế, Giám đốc Công ty The Vos chia sẻ về mô hình phát triển trồng rừng theo các tiêu chuẩn quốc tế và trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng trồng keo lai. Ảnh: Trung Quân.

Bên cạnh đó, việc có thể phát triển một loại dược liệu quý dưới tán rừng trồng thực sự mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng. Chúng ta không chỉ có thể phát triển trồng dược liệu dưới tán rừng tự nhiên mà rừng trồng cũng có thể nhân rộng. Từ đó, vừa khuyến khích người dân phát triển được rừng gỗ lớn vừa tận dụng tối đa diện tích rừng để nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho người dân.

Từ câu chuyện, kinh nghiệm mà Công ty The Vos chia sẻ, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Chúng ta phải mở rộng tư duy, hiểu sâu sắc trong khái niệm phát triển rừng bền vững phải bao hàm các yếu tố kinh tế, môi trường, xã hội. Xã hội ở đây chính là cộng đồng, con người. Giữ rừng hay hủy hoại rừng đều do con người. Do đó, khi đề ra một giải pháp công nghệ, kỹ thuật phải hướng tới mục tiêu giúp cộng động cư dân sinh sống xung quanh rừng phát triển".

Theo Bộ trưởng, ít khi nào các đề tài nghiên cứu về rừng đưa ra được vấn đề có thể tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm cho người dân, cho lực lượng giữ rừng, kiểm lâm… Do đó, trước mắt chúng ta khoan hãy nghĩ đến những điều to lớn mà hãy tư duy từ những việc đơn giản, thiết thực nhưng giá trị của nó mang lại là rất lớn.

Bên cạnh đó, muốn rừng phát triển bền vững thì phải chứng minh được giá trị mà rừng mang lại để thuyết phục được chính quyền các địa phương trong việc phải cân nhắc, trăn trở khi có ý định chuyển đổi diện tích rừng để phát triển các lĩnh vực kinh tế khác.

“Chúng ta phải giúp các địa phương hiểu rằng, hệ sinh thái rừng không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn mang lại giá trị xã hội rất lớn. Khi đánh đổi một diện tích đất rừng không chỉ là đánh đổi một số ít cây rừng mà đánh đổi cả sinh kế của những người tham gia vào phát triển rừng”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan trăn trở.

Xem thêm
Nông nghiệp - PTNT năm 2024: Vượt gian khó lập kỳ tích

14h00 hôm nay (27/12), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo Nông nghiệp Việt Nam xin điểm lại một số dấu ấn nổi bật của ngành trong năm 2024.

Phú Yên mong được hỗ trợ trong các dự án phát triển thủy sản bền vững

Dự án Khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tại thị xã Sông Cầu và nâng cấp cảng cá Đông Tác là bước tiến giúp Phú Yên phát triển thủy sản bền vững.

Công bố mức thưởng tết cao nhất tại Vĩnh Long và Trà Vinh

Theo thống kê của Sở LĐ- TB&XH Trà Vinh, mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất là 280 triệu đồng, trong khi tại Vĩnh Long là 240 triệu đồng.