| Hotline: 0983.970.780

Phát triển sâm Lai Châu xứng tầm với giá trị của dược liệu quý

Thứ Ba 28/02/2023 , 14:57 (GMT+7)

Sâm Lai Châu - loài cây đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và thế giới có giá trị lớn về dược liệu và kinh tế.

Ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hải Đăng.

Ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hải Đăng.

Tiếp nối thành công của Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022, ngày 28/2, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Diễn đàn Mùa Xuân về phát triển cây Sâm Lai Châu.

Ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết, sâm Lai Châu là loài đặc hữu của tỉnh Lai Châu, có giá trị lớn về dược liệu và kinh tế. Đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, người dân trồng và quan tâm đầu tư phát triển cây sâm Lai Châu.

Với mục tiêu phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển sâm Lai Châu thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển sâm Lai Châu giai đoạn 2022 - 2030 và định hướng đến năm 2045. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030 tỉnh Lai Châu sẽ tập trung phát triển vùng trồng sâm khoảng 3.000 ha gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm chế biến từ sâm Lai Châu.

Quang cảnh diễn đàn mùa xuân về phát triển cây sâm Lai Châu ngày 28/2. Ảnh: Hải Đăng

Quang cảnh diễn đàn mùa xuân về phát triển cây sâm Lai Châu ngày 28/2. Ảnh: Hải Đăng

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, trong thời gian tới, cần sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp; sự giúp đỡ tâm huyết của các nhà khoa học và quyết tâm của người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp để phát triển và hình thành chuỗi liên kết sản xuất; tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ về giống, quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm sâm;

Thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến gắn với bao tiêu sản phẩm, đặc biệt là chế biến sâu các sản phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe từ cây sâm Lai Châu, nhằm tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước; xây dựng được hệ thống chỉ dẫn;

Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tuyên truyền, giới thiệu đến người tiêu dùng có đủ thông tin về sản phẩm Sâm, tạo lợi thế cạnh tranh, hướng tới xuất khẩu. Đồng thời tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá thực hiện như thủ tục đăng ký cấp mã số cơ sở nuôi trồng, thủ tục quyết định đầu tư dự án, chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, hỗ trợ tích tụ đất đai, liên kết trồng sâm Lai Châu dưới tán rừng…

Xem thêm
Thời của tôm sú?

Theo số liệu của Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA), Trung Quốc, Việt Nam là hai quốc gia sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới, với sản lượng mỗi nước khoảng 150.000 tấn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chỉ với 1,5 triệu đồng, khám phá trọn vẹn Phú Quốc

ĐBSCL Nhằm giúp bạn tận hưởng trọn vẹn mùa hè sôi động sắp tới, Puolo Trip tung ra gói Combo du lịch tại đảo ngọc Phú Quốc 3 ngày 2 đêm với giá từ 1.490.000 đồng/khách.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.